Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng loạt giáo viên Hà Nội "điêu đứng" vì công văn của Sở Nội vụ

Thứ tư, 16/12/2015 - 13:24

Sở Nội Vụ Hà Nội đã phù phép ban hành bằng một công văn vô lý biến nhiều giáo viên thi viên chức từ đỗ thành trượt.

Tốt nghiệp bằng giỏi, điểm khóa luận 9,4, chị Nhi (bên trái) vẫn trượt công chức

Tưởng đỗ hóa ra lại trượtTheo quy định của Luật Giáo dục do Chính phủ ban hành, những giáo viên này hoàn toàn đủ điểm để trúng kỳ thi tuyển dụng. Tuy nhiên Sở Nội Vụ Hà Nội đã phù phép ban hành bằng một công văn vô lý biến họ từ đỗ thành trượt.Tốt nghiệp loại giỏi ĐH chính quy, được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp với số điểm 9,4 tương đướng 94 điểm, theo cách tính điểm trong quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục, chị Vũ Phương Nhi, sinh ngày 21/9/1993, thường trú ở phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm hoàn toàn đủ khả năng để trúng tuyển. Tuy nhiên, theo cách tính lạ lùng của Hội đồng tuyển dụng (HĐTD) viên chức ngành giáo dục UBND quận Đống Đa, do tiếp nhận chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, số điểm 94 của chị bỗng nhiên bị tụt xuống còn 79,24. Bất bình với cách tính trái với quy định của Chính phủ và Bộ GD&ĐT, chị Nhi đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng và báo đài để phản ánh sự việc.Theo chị Nhi, ngày 18/10/2015, chị tham gia thi tuyển viên chức ngành giáo dục quận Đống Đa, ứng cử thi viên chức giáo viên dạy Văn trường THCS Láng Hạ. Tháng 11/2015, theo thông báo của HĐTD quận Đống Đa được đăng trên trang web của UBND quận Đống Đa, chị Nhi đạt các số điểm cụ thể: Điểm Thực hành 66,5; điểm Học tập 79,24; điểm Tốt nghiệp 79,24. Tổng số điểm là 291,48. Tuy nhiên, theo chị Nhi, cách tính điểm của HĐTD quận Đống Đa đã không đúng với quy định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT về việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục.Khoản 2, điều 12 quy định về cách tính điểm của nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nêu rõ: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1”.Công văn số 2772/SNV-ĐTBDTD ngày 06/11/2015 của sở Nội vụ, UBND TP Hà Nội trả lời công văn số 28/HĐTD ngày 05/11/2015 của HĐTD quận Đống Đa một lần nữa khẳng định: “Trường hợp thí sinh được làm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp thì điểm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp được thay thế 2 môn thi tốt nghiệp kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên môn)Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số. Nghị định không phân biệt môn điều kiện hay không điều kiện. Trong trường hợp không đủ điểm để tính điểm tốt nghiệp theo quy định trong tuyển dụng sẽ thực hiện quy đổi theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 13/07/2015 của UBND Thành phố”.Chị Nhi cho biết, theo hướng dẫn tại các văn bảo nêu trên, chị đã được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp với số điểm 9,4 tương đương 94 điểm theo hệ số 100. “Do đó, thông báo của HĐTD quận Đống Đa xác định điểm tốt nghiệp của tôi chỉ có 79,24 là không đúng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tôi”, chị Nhi cho biết.Trả lời khiếu nại của chị Nhi, HĐTD quận Đống Đa lý giải: “Căn cứ vào khoản 3, điều 12 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định: Trường hợp về người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2”. HĐTD cho rằng cách tính điểm tốt nghiệp của chị Nhi theo khoản 2 điều 12 Nghị định 29/2012/NĐ-CP là không đúng.Theo chị Nhi, việc HĐTD quận Đống Đa chấm điểm đối với trường hợp của chị là không thỏa đáng.“Tôi có điểm luận văn tốt nghiệp, chương trình đào tạo ĐH công lập do Bộ GD&ĐT quy định, đồng thời tôi được biết trong số những người dự thi cùng đợt với tôi, một số trường hợp đã được UBND quận Đống Đa áp dụng khoản 2 điều 12 NĐ29/CP-NĐ-CP để giải quyết”, chị Nhi cho biết.Bằng tại chức được ưu tiên hơn bằng chính quyCùng chung số phận tương tự như chị Vũ Phương Nhi,  còn có chị Nguyễn Thị Phương Liên ở Thạch Thất, chị Ngô Lan ở Ứng Hòa, chị Nguyễn Thị Hiệp ở Mỹ Đức. Những giáo viên này cho biết, họ đã nhiều lần dự thi các kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở Hà Nội nhưng chưa có năm nào như năm này.“Công văn theo kiểu "phép vua thua lệ làng" của Sở Nội vụ đã khiến giấc mơ trở thành viên chức ngành giáo dục của chúng tôi trở thành mây khói”, chị Nguyễn Thị Phương Liên sinh năm 1989, tốt nghiệp trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2, bằng khá chuyên ngành Sinh học, có kinh nghiệm 6 năm giảng dạy bức xúc bày tỏ. Nhiều GV bất bình và bức xúc với cách chấm điểm trong kỳ tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục 2015 của Sở Nội vụ Hà Nội  “Theo công văn 2973/SNV-ĐTBDTD, tất cả các trường hợp không có điểm thi tốt nghiệp các môn điều kiện tốt nghiệp (Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng hồ Chí Minh) trên bảng điểm đều được quy theo cách tính điểm của trường hợp bảng điểm không rõ ràng (Điểm tốt nghiệp được quy theo bằng tốt nghiệp). Công văn này viện dẫn nội dung QĐ 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 về nội dung các môn thi tốt nghiệp.Công văn 2973 cũng nêu rõ: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người được xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1”,  Nghi định số 29/2012/ND-CP không phân biệt môn học và môn thi điều kiện hay không điều kiện”.Nhưng trong QĐ 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 cũng đã nêu rất rõ ràng ““Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khoá học. Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.Theo những quy định trên thì điểm thi các môn điều kiện tốt nghiệp chỉ là môn điều kiện, không ảnh hưởng đến điểm của toàn khóa. Đã không ảnh hưởng thì sẽ không ghi trong bảng điểm, hoặc nếu có ghi thì chỉ ghi chữ “đạt”. Đã không ảnh hưởng đến xếp loại bằng thì sao lại phải tính vào điểm Tốt nghiệp trong tổng điểm thi tuyển viên chức? Hơn nữa, QĐ 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 có đề cập đến các môn GDQP, GDTC cũng là môn điều kiện không tính điểm vào bảng điểm. Vậy tại sao Sở Nội vụ Hà Nội không yêu cầu tính lại điểm học tập mà chỉ tính lại điểm thi tốt nghiệp?”, chị Ngô Lan, một nạn nhân của kỳ tuyển dụng với cách chấm điểm lạ lùng của Sở Nội vụ Hà Nội đặt câu hỏi.Cũng theo chị Lan, thời gian ban hành công văn 2973/SNV-ĐTBDTD không phù hợp. “Tại sao công văn về việc hướng dẫn tính điểm này không ban hành ngay từ khi có ban hành kế hoạch và hướng dẫn tuyển dụng viên chức mà đến khi tổng điểm đã công khai mới ban hành? Và lại, trong công văn cũng không nêu rõ là có cho thí sinh quay trở lại trường học xin cấp lại bảng điểm các môn thi điều kiện hay không?Khi chúng tôi hỏi về việc cho nộp bổ sung điểm các môn điều thi điều kiện này thì Sở Nội vụ không trả lời. Như vậy khác nào cố ép các thí sinh “Phải trượt”? Nếu Sở Nội vụ cho là Công văn 2973/SNV-ĐTBDTD đúng thì các trường hợp thi viên chức trước đây áp dụng công thức tính điểm cũ – Các thí sinh trượt đó, ai sẽ chịu trách nhiệm?”, chị Lan nói.Theo đơn thư của các giáo viên, chiếu theo công văn 2973 thì chỉ các thí sinh có bằng đại học cao đẳng chính quy mới bị thụt điểm đi, còn các thí sinh tại chức, học hệ trung cấp vẫn giữ nguyên điểm. Điều đó không công bằng cho tất cả các thí sinh. Khi các thí sinh chính quy bị thụt điểm thành trượt thì đương nhiên các thí sinh trung cấp và hệ tại chức đang trượt thành trúng tuyển.Nuôi giấc mơ trở thành viên chức ngành giáo dục, được đứng trên bục giảng với tâm thế hãnh diện nhất bao nhiêu thì nay những giáo viên này lại càng hẫng hụt, thất vọng vì những quyết định vô lý của cơ quan chức năng bấy nhiêu. Với những quy định này, các thí sinh trong những mùa tuyển dụng tiếp theo, có những người cả đời sẽ không bao giờ có cơ hội đỗ đạt được. Vậy thì, ai dám theo học các trường sư phạm chính quy khi giá trị tấm bằng đại học, cao đẳng chính quy không có giá trị bằng Hệ tại chức và hệ trung cấp?Những câu hỏi này xin được đặt ra cho UBND, Ban Thanh tra, Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội.Gia đình Việt Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm