Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/08/2014 - 08:31
Theo GS Ngô Bảo Châu, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông giữ lại kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
GS Ngô Bảo Châu phát biểu tại Hội thảo Đối thoại giáo dục 2014 vừa được tổ chức tại TPHCM. Ảnh: PV
Lập luận của Bộ GD&ĐT là có tổ chức thi, học sinh mới chịu học, giáo sư nghĩ sao?
Vấn đề là họ muốn các em học cái gì? Nếu học để thi thì kéo theo việc học thêm và đủ thứ vấn đề khác, tất cả những điều đó gây nên sự bất bình trong xã hội mà không đi đến đâu cả. Tổ chức thi để học sinh học những cái các em không muốn học thì có nên thi không?
Dư luận cho rằng, kỳ thi đầu vào đại học vẫn còn đảm bảo được sự nghiêm túc, sự phân loại học sinh. Việc chuyển một kỳ thi (khả năng lớn là đưa về địa phương thực hiện) liệu có thể xảy ra tiêu cực hay không và đánh mất nốt kỳ thi được coi là lành mạnh của giáo dục VN?
Thứ nhất, trong hai kỳ thi thì kỳ thi ĐH được hầu hết mọi người công nhận đảm bảo hơn về sự trung thực. Sẽ không thực tế chút nào khi muốn bỏ một kỳ thi đang được làm tốt để chỉ thực hiện một kỳ thi vốn dĩ được làm không tốt. Lý do người ta đưa ra là nhiều nước chỉ thi tốt nghiệp mà không thi ĐH và chúng ta muốn áp dụng mô hình như vậy. Về mặt lý thuyết thì có vẻ ổn, nhưng tôi e rằng, thực tế chúng ta sẽ không thực hiện được việc này một cách hiệu quả. Bất kỳ kỳ thi nào cũng cần được ưu tiên hàng đầu về sự trung thực, không nên ưu tiên chuyện nó đúng vào mô hình gì đó hay không. Phải coi tính trung thực là kim chỉ nam của mọi kỳ thi.
Thứ hai, chìa khóa cho phát triển ĐH Việt Nam vẫn là vấn đề được tự chủ, trong đó có tự chủ về tuyển sinh. Không nên ép tất cả các trường tuyển sinh dựa vào kết quả của kỳ thi phổ thông hay một kỳ thi trung gian nào đó. Có thể để cho những trường nhỏ, hoặc những trường chưa đủ trình độ tổ chức một kỳ thi tuyển sinh… được tham gia một kỳ thi tuyển sinh chung. Còn những trường lớn đủ tự tin, đủ khả năng đảm bảo sự tự chủ của mình thì để cho họ tự tổ chức kỳ thi của họ.
Tôi không có ý định góp ý cho từng phương án cụ thể, vì theo tôi, để làm được việc này, cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ càng và đòi hỏi người góp ý là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra, đánh giá.
Nếu để cho các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh thì dư luận lại e ngại thí sinh phải tham gia quá nhiều kỳ thi trong một năm, giáo sư nghĩ sao?
Chính vì vậy mà tôi mới cho rằng, mọi cải cách nên làm dè dặt, không nên thay đổi một cách đột ngột trong phạm vi rộng. Với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, nếu bỏ được thì nên bỏ, khi mà việc tổ chức thi không đem lại lợi ích gì cả ngoài việc hao tổn tài nguyên của xã hội. Còn kỳ thi ĐH hiện tại không quá tệ, ít nhất về sự trung thực thì nên duy trì, nhưng không phải với tất cả các trường. Một số trường được coi là “trọng điểm” nên cho họ thí điểm tuyển sinh riêng nếu họ tham vọng làm việc đó.
Về mặt nguyên tắc, để đạt được cái tối ưu thì mỗi trường nên làm một cách khác nhau, có một sự phối hợp trên quy mô quốc gia để các kỳ thi không chồng chéo lên nhau. Các nước khác thì các trường vẫn tự tuyển sinh.
Có ý kiến cho rằng, nên thực hiện mô hình giáo dục ĐH hình chóp, nghĩa là mở rộng đầu vào ĐH và siết chặt đầu ra để kiểm soát chất lượng, giáo sư nghĩ sao?
Tôi không hoàn toàn tin vào lý thuyết đó. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế, nhiều trường rất muốn có đông sinh viên. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, với những trường đã khẳng định được chất lượng, tên tuổi thì việc tuyển chọn ngặt nghèo đầu vào hết sức quan trọng, kể cả sau đó họ tiếp tục sàng lọc, tiếp tục việc đào tạo nghiêm túc. Rõ ràng, việc tuyển chọn đầu vào nghiêm ngặt là thực tế không thể chối cãi được của những trường có tên tuổi, thậm chí nhờ vậy mà họ trở nên nổi tiếng hơn. Chúng ta ai cũng mong muốn người trẻ nào cũng được hưởng điều kiện đào tạo tốt như nhau, nhưng thực tế không thể nào như vậy. Trong xã hội, việc sàng lọc, sắp xếp, từ đó tạo ra đẳng cấp là những chuyện không thể tránh khỏi. Chính vì thế mà cần phải có những kỳ thi trung thực để đạt được mức độ công bằng cao nhất.
Dùng quá lâu giải pháp tình thế sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy
Từ một góc nhìn tích cực thì theo giáo sư, điều gì trong giáo dục của chúng ta tạm ổn, có thể tạm duy trì trong khi chưa thể làm một cuộc cách mạng?
Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc. Từ nhận xét đó cho thấy vấn đề của giáo dục Việt Nam là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên, phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an về giáo dục phổ thông. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn.
Trong hoạt động chuyên môn, có thể giáo dục phổ thông không quá thua kém các nước khác. Nhưng từ góc độ xã hội thì người dân có rất nhiều bất bình với cách điều hành, cách thức tổ chức hoạt động liên quan tới nhà trường, như dạy thêm, học thêm, lạm thu...
Dạy thêm học thêm, xuất phát từ chỗ người ta nghĩ rằng đó là sáng kiến, là một biện pháp tình thế để giải quyết vấn đề lương cho giáo viên. Lúc đầu, việc dạy thêm tưởng như cũng tốt, giáo viên khi dạy thêm được tăng thêm thu nhập, cha mẹ thấy con được học thêm, thậm chí có người trông con cho mình thêm một thời gian nên cũng hài lòng. Nhưng khi hiện tượng đó trở thành phổ biến, thậm chí biến chất, chẳng hạn các cháu không đi học thêm thì đến lớp học chính không làm được bài kiểm tra… thì chúng ta mới nhận thức được sự tai hại của nó. Đó là cái giá chúng ta phải trả khi chúng ta không giải quyết để thay đổi vấn đề mà ai cũng thấy một cách triệt để mà lại dùng giải pháp tình thế, từ đó nó lại đẻ ra một vấn đề khác và hiện giờ chúng ta không giải quyết được cả hai.
Chính giáo sư và nhiều nhà khoa học từng khẳng định con người là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, vậy làm thế nào thay đổi nhanh chất lượng con người trong hệ thống giáo dục ĐH?
Nhanh thì không nhanh được, nhưng chắc chắn phải bắt đầu những chính sách với cán bộ trẻ để tạo nguồn lao động cho các trường ĐH một cách thông thoáng hơn, xóa bỏ hoàn toàn tính chất cục bộ địa phương hiện tại cho các trường. Thứ hai, tôi lại quay về vấn đề tự chủ, phải làm sao để các trường ĐH có khả năng định hướng ưu tiên về khoa học của mình. Mỗi một trường phải có một ưu tiên và làm sao để có khả năng hiện thực hóa những ưu tiên đó.
Theo giáo sư, sự hợp tác giữa các trường ĐH trong nước với các nhà khoa học người Việt đang làm việc ở nước ngoài thế nào?
Tôi nghĩ là chưa tốt. Một phần là do việc một người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu trong nước cũng không đơn giản. Như trường hợp của tôi, mỗi năm về nước được vài ba tháng, là hiếm, bởi điều kiện làm việc bên Mỹ của tôi cũng khá thoải mái. Còn những người khác, hoặc là họ không có điều kiện thời gian, hoặc là vì hoàn cảnh gia đình… nên việc về nước thường xuyên là khó khăn. Đã vậy, dường như họ cũng không được tạo nhiều điều kiện thuận lợi lắm khi về làm việc trong nước. Ngay cả việc tối thiểu là thanh toán vé máy bay cho họ mỗi lần về làm việc cũng chưa trường ĐH nào làm được. Nhìn chung, tinh thần “hợp tác” hiện nay của các trường ĐH trong nước mới chỉ dừng ở mức độ “khai thác” các nhà khoa học Việt kiều hơn là thể hiện sự hợp tác với họ.
Cảm ơn GS Ngô Bảo Châu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình