Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 21/07/2013 - 11:49
(Thanh tra) - Đồng phục học sinh là một nét đẹp riêng, phong cách và sắc thái riêng của từng trường. Nó không chỉ mang lại vẻ đẹp thanh lịch, gọn gàng cho học sinh, mà còn giúp học sinh ý thức và hiểu hơn các giá trị về văn hóa, ngôi trường nơi mình đang theo học. Tuy nhiên, không ít trường tại các đô thị lớn đang xem việc thay đổi đồng phục học sinh như một cách kinh doanh. Và vì vậy, cứ mỗi đầu năm học, nỗi ám ảnh mang tên đồng phục lại đè nặng lên vai phụ huynh nghèo.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Miếng bánh thơm?
Cho dù Bộ GD&ĐT đã có hẳn Thông tư quy định và hướng dẫn (26/2009/TT-BGDĐT) để các trường thực hiện. Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện theo đúng hướng dẫn của thông tư 29 của là điều không dễ.
Năm nào cũng vậy, đồng phục học sinh luôn được núp dưới danh nghĩa “tự nguyện”, hoặc bắt buộc để yêu cầu phụ huynh mua. Trong khi đó, chất lượng và giá cả gần như không tương đồng. Bởi, nói như nhiều người, đồng phục học sinh là một “kênh” giúp các trường kiếm thêm khoản thu đáng kể. Do đó, không ít trường đã sáng chế ra vài mẫu đồng phục cho từng cấp lớp để tiện “kinh doanh”. Bởi lúc đó phụ huynh có muốn không thay đồng phục cho con vào đầu năm học cũng không được.
Chính sự thiếu dân chủ trong cơ chế giám sát, nên các trường cứ tha hồ định giá bán, còn phụ huynh không cách nào khác là “tự nguyện” thực hiện trong vô vàn bức xúc.
Hiểu được những bức xúc của phụ huynh là chính đáng nên cứ vào đầu mỗi năm học, Sở GD&ĐT hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thông báo yêu cầu các trường thực hiện quy định về đồng phục tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế và phải có sự thống nhất cao của phụ huynh.
Quy định và yêu cầu là vậy, nhưng việc các trường có thực hiện hay không lại là chuyện khác. Một hiệu trưởng vừa về hưu chia sẻ: Thật ra đồng phục học sinh là một “miếng bánh” rất thơm đối với các trường. Ngoài chiết khấu phần trăm (từ 10 - 20%), các trường còn nhận được rất nhiều chế độ, hậu mãi từ các nhà may. Không hiệu trưởng nào muốn mất đi một khoản thu đáng kể như vậy, nên việc nghĩ ra nhiều cách thức, nhiều mẫu đồng phục để duy trì khoản thu trên là điều dễ hiểu. Cứ thử tính nhẩm, với mức thu từ 175.000 - 275.000 đồng/bộ, chỉ cần trường có sĩ số 1.500 học sinh, số tiền nhà trường được hưởng là không nhỏ.
Chính bởi cái lợi nhuận khổng lồ này nên hầu như việc ký kết với đơn vị may đo đồng phục cho nhà trường đều được Ban giám hiệu các trường tự chọn. Việc chỉ định đơn vị cung ứng thông qua đấu thầu (nhằm tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm) gần như là không có. Vì thế, chất lượng đồng phục luôn không ổn. Chất liệu vải kém, dễ nhàu và bung đường may.
Về phía phụ huynh, dù có muốn tự may đồng phục cho con để mặc cho bền, giảm chi phí cũng không phải điều đơn giản, khi nhiều trường “đẻ” ra các chi tiết cầu kỳ trên đồng phục, đã khiến phụ huynh bó tay.
Chị Nguyễn Ngọc Quyên, phụ huynh một học sinh của trường TH chuẩn ở quận Tân Bình chia sẻ: Nhà trường yêu cầu đồng phục là váy caro, áo trắng lửng tay, viền caro, cổ áo caro, cà vạt caro nên rất khó đặt các thợ may may lẻ cho mình. Mặt khác, trên đồng phục của các cháu có in tên lớp, mỗi cấp lớp có màu viền chân váy, cổ áo khác màu nhau nên chẳng cách nào khác là chúng tôi phải “nghiến răng” mua áo đồng phục mới cho con em mình dù biết giá nhà trường bán luôn cao hơn ngoài từ 20 - 25%.
Làm khổ phụ huynh
Việc may đo đồng phục cho học sinh đang bị không ít trường lạm dụng, biến nó thành việc kinh doanh để tăng thêm khoản thu chính là nỗi trăn trở và bức xúc lớn nhất của phụ huynh. Điều 6, Thông tư 29 nêu rõ: Giám đốc Sở GD&ĐT có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát. Điều 7 tại Thông tư này cũng nói: Các trường tùy theo vùng miền, điều kiện của nhà trường, sự đồng thuận của cha mẹ học sinh mà thực hiện, khi thay đổi kiểu dáng phải có sự đồng thuận của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Quy định rất rõ ràng, nhưng như một Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thừa nhận: Việc kiểm soát, giám sát công tác thay đổi đồng phục của các cơ sở giáo dục luôn được Sở làm rất chặt. Tuy nhiên, do có một số khoản hiện vẫn giữ mức thu của nhiều năm trước nên không cân đối được hoạt động của nhà trường. Ví dụ như tiền vệ sinh phí ở cấp mầm non vẫn thu mức 5.000đ từ những năm 2.000, học phí, phí bán trú... Chính vì thế, nhiều trường đã nghĩ cách phá rào để tăng thêm khoản thu, khiến Sở dù giám sát rất chặt cũng không thể kiểm soát hết được.
Phó Giám đốc này cũng nói: Chúng tôi không quy định về đồng phục, việc này là do các trường tự thiết kế sao cho phù hợp và thể hiện được bản sắc của trường mình. Mà đã là bản sắc thì không thể mỗi năm mỗi thay đổi, điều này là vô cùng lãng phí và gây thêm gánh nặng cho phụ huynh. Nếu trường nào xảy ra tình trạng này, phụ huynh cứ mạnh dạn phản ánh, chúng tôi sẽ ngay lập tức kiểm tra và xử lý.
Quan điểm của lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh là rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường trên địa bàn vẫn “ngó lơ” quy định, hướng dẫn, tìm cách “lách” để mỗi bán đồng phục cho học sinh mỗi năm. Tình trạng lạm dụng việc thay đổi đồng phục tại một vài trường nhiều lúc bất chấp phản ứng từ phụ huynh, hoàn cảnh của học sinh và tâm nguyện của phụ huynh.
Với mức bán đồng phục như hiện nay, việc một gia đình có 2 - 3 con đi học, chuyện chi cho đồng phục một năm cũng ngốn của phụ huynh một khoản chi phí không nhỏ. Đây thật sự là gánh nặng với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn khi trường lạm dụng và xem việc thay đổi đồng phục là một kiểu kinh doanh có thu.
Trong quá trình đi tìm hiểu về thực trạng may và mặc đồng phục của học sinh tại trường học, chúng tôi mới hiểu hơn về những “góc khuất” phía sau cái lý lẽ giúp học sinh thanh lịch, môi trường học tập đẹp hơn từ phía hiệu trưởng các trường thường xuyên thay đồng phục.
Theo chị Nguyễn Thái Trân, chủ cơ sở may mặc An Duyên tại quận Gò Vấp, việc thiết kế và may đồng phục cho học sinh với giá cả bao nhiêu, chất lượng ra sao phần lớn do đơn vị có nhu cầu đặt ra. Tùy theo yêu cầu và chiết khấu mà người đặt hàng đòi hỏi, phía cơ sở may sẽ thiết kế, chọn chất liệu vải để gia công.
Từ thực tế này có thể thấy và hiểu vì sao nhiều nhà trường đã tìm mọi cách để cứ vào đầu mỗi năm học phấn đấu làm sao đảm bảo tối thiểu 70% học sinh phải thay đồng phục mới.
Những bất cập và kiểu lạm dụng kinh doanh đồng phục học sinh tại số ít trường không chỉ làm mất đi hình ảnh, ý nghĩa đẹp từ một phong trào làm mới môi trường học tập, tạo nét duyên dáng, thanh lịch cho học sinh, mà còn khiến môi trường sư phạm ít nhiều bị ảnh hưởng.
Anh Tú
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình