Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dôi dư gần 27 nghìn giáo viên công lập

Chủ nhật, 15/01/2017 - 18:32

(Thanh tra) - Tổng số giáo viên công lập dôi dư là 26.750. Trong đó, chủ yếu là ở bậc THCS hơn 21 nghìn, tiểu học hơn 3 nghìn và THPT là hơn 2.500.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian tới, sẽ quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm. Ảnh: TTH

Đó là thông tin được ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo duc và Đào tạo (GD&ĐT) cung cấp tại Hội nghị Sơ kết học kỳ 1 của các Sở GD&ĐT, diễn ra ngày 14/1.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT: Tổng số giáo viên mầm non, phổ thông toàn quốc khoảng 1,2 triệu, trong đó công lập hơn 769 nghìn giáo viên (mầm non: gần 300 nghìn, tiểu học hơn 392 nghìn, THCS hơn 300 nghìn, THPT hơn 137 nghìn). Tổng số cán bộ quản lý cấp học mầm non, phổ thông là hơn 149 nghìn người, trong đó cán bộ quản lý phổ thông, mầm non là hơn 133 nghìn; khối phòng, sở, bộ là gần 16 nghìn.

Dôi dư giáo viên ở tất cả các cấp học

Tổng số giáo viên công lập dôi dư là 26.750. Trong đó, chủ yếu là ở bậc THCS hơn 21 nghìn, tiểu học hơn 3 nghìn và THPT là hơn 2.500.

Tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp THCS như: Thái Bình 1.224, Phú Thọ 1.191, Thanh Hóa 2.188, Nghệ An 1.742, Quảng Nam 1.096.

Ông Minh đánh giá, đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo... Tuy nhiên, ông Minh cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế.

Đầu tiên là năng lực nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực hoặc có biểu hiện thiếu phương pháp sư phạm trong giáo dục học sinh (một số ít có hành vi bạo hành trẻ, vi phạm đạo đức nhà giáo).   
 
Ngoài ra, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lý, dạy và học của nhiều giáo viên cũng còn hạn chế, đội ngũ nhà giáo cốt cán hoạt động theo cơ chế cũ, chưa được xây dựng bài bản và chưa đủ mạnh nên không phát huy được vai trò, vị trí của đội ngũ đầu đàn tại các nhà trường.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTH

Về cán bộ quản lý, ông Minh cũng thừa nhận thực tế: Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới.

Thiếu hơn 45 nghìn giáo viên công lập

Tổng số giáo viên công lập còn thiếu là hơn 45 nghìn (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, THCS: 2.799, THPT: 1.794).

Nhiều tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La 1.040, Bắc Giang 1.921, Thái Bình 1.500, Thanh Hóa 1.405, Nghệ An 3.328, TP Hồ Chí Minh 1.195; đối với tiểu học một số tỉnh thiếu nhiều như TP Hà Nội 2.696, Sơn La 1.133, Gia Lai 1.196.

Việc đánh giá cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo các chuẩn hiệu trưởng chưa thật sự hiệu quả, nặng về định tính, thiếu định lượng, quá trình đánh giá còn nể nang, hình thức.

Một số cán bộ quản lý để xảy ra tình trạng lạm thu ở các nhà trường, nhất là ở thời điểm đầu năm học và các cấp quản lý đã không có biện pháp xử lý dẫn đến tâm lý bức xúc trong nhân dân...

Việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục không bảo đảm đúng quy định, thậm chí còn có dấu hiệu tiêu cực; vấn đề ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt giáo viên; giáo viên đã được tuyển dụng nhưng đi làm một năm không được hưởng lương... đã và đang gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.

Ông Minh cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu, thừa giáo viên như: Hệ thống văn bản liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức về cơ bản là khá hoàn chỉnh, đồng bộ nhưng một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ giáo viên; bất hợp lý trong việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên ở một số địa phương; việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác; nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên một cách tràn lan, không đúng quy định...

Tiến tới xây dựng chương trình đào tạo sư phạm chuẩn

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian tới, sẽ quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm gắn kết các trường sư phạm với các sở và các trường cao đẳng thành một chuỗi. Tiến tới xây dựng chương trình đào tạo sư phạm chuẩn, thống nhất, gắn với chương trình, SGK mới. Các trường sư phạm căn cứ vào chương trình này để soạn, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có và chỉ giao một số cơ sở đào tạo uy tín...

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm