Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/11/2016 - 11:47
“Quan điểm chung của tất cả các thành viên tham gia dự họp Hội đồng tuyển sinh nhà trường, cần xem xét vấn đề một cách thấu tình, đạt lý, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh (đặc biệt thí sinh là người dân tộc, học giỏi) nhưng tuân thủ đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Luật Hà Nội quyết định bảo lưu kết quả cho thí sinh Đặng Thị Huyền (Hà Giang) sang khóa sau.
Trúng tuyển nhưng “từ chối nhập học”
Theo công văn số 3396 ngày 14/11/2016 của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Luật Hà Nội, ngay sau khi nhận được công văn của Bộ GD&ĐT, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã họp dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng Lê Tiến Châu.
Theo dữ liệu tuyển sinh 2016 từ ĐH Luật Hà Nội, thí sinh Đặng Thị Huyền (Trường PTDT nội trú cấp 2-3 Yên Minh, Hà Giang) đăng kí nguyện vọng 1 vào Ngành Luật kinh tế. NV2 thí sinh đăng kí Ngành Luật (thí sinh đã đăng kí trực tuyến). Trong danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh Huyền trúng tuyển Ngành Luật.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh trúng tuyển phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia vào trường mà thí sinh trúng tuyển để khẳng định nhập học. Trường đã ban hành thông báo về việc nộp Giấy chứng nhận kết quả thi theo quy định nhưng thí sinh Huyền đã không nộp. Điều đó đồng nghĩa với việc thí sinh “từ chối nhập học” và em không đủ điều kiện nhập học.
Tuy nhiên, Công văn số 5453/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nội dung: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển tới Trường Đơn đề nghị của thí sinh, công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình và thí sinh và ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thu Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển”.
Do đó, trường Đại học Luật Hà Nội nhận thấy: Việc tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 không thể thực hiện được vì thí sinh đã được xem là “từ chối nhập học” theo đúng quy chế”.
Bảo lưu kết quả sang khóa sau
Về việc bảo lưu kết quả cho thí sinh Huyền, quan điểm của Hội đồng tuyển sinh ĐH Luật đưa ra, việc bảo lưu kết quả chỉ áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện nhập học. Đối với thí sinh Đặng Thị Huyền, không thể vận dụng điều 14 Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hiện hành. Trong đó, điều 14 quy định:
“4. Đối với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển:
a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học.
b) Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.”
Do vậy, Hội đồng tuyển sinh nhà trường nhận thấy, việc không hoàn thành thủ tục tuyển sinh là do lỗi của thí sinh, một phần do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thí sinh đang sinh sống tại miền núi. Đây là năm thứ 2, Bộ GD&ĐT áp dụng đổi mới công tác tuyển sinh, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyển sinh. Điều này có những hạn chế nhất định, nhất là với thí sinh miền núi.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đảm bảo chính sách đối với thí sinh người dân tộc, do quy chế tuyển sinh hiện nay không quy định cụ thể, do đó Trường Đại học Luật Hà Nội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho Trường Đại học Luật Hà Nội bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 của thí sinh Đặng Thị Huyền để thí sinh Đặng Thị Huyền được theo học ngành Luật cùng Khóa 42 (niên khóa 2017-2021).
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, em Đặng Thị Huyền (huyện Yên Minh, Hà Giang) có gửi tâm thư đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc em là học sinh giỏi quốc gia và có tổng điểm thi khối C là 27,5 điểm nhưng vẫn trượt ĐH Luật Hà Nội.
Học sinh này cũng cho biết, khi nhận được giấy báo điểm, em đã làm 2 bộ hồ sơ gửi xét tuyển vào 2 trường: ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV) 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học.
Khi biết điểm chuẩn NV1 vào Ngành Luật kinh tế không đủ (khoa lấy 28 điểm), Huyền thừa điểm NV2 vào Ngành Luật (khoa lấy 26,25 điểm) và thừa điểm vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tuy nhiên, thí sinh này đã không gửi giấy báo điểm để xác nhận về trường mình đã đăng ký nguyện vọng vào ĐH Luật Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội nên em không có tên trong danh sách thí sinh trúng tuyển. Trong quá trình tuyển sinh, Huyền cũng không sử dụng sim điện thoại đã đăng kí với các trường nên không ai liên lạc được. Chỉ đến khi có danh sách được tuyên dương khen thưởng ở Thủ đô, các giáo viên phải về tận xã để xin số điện thoại mới của em, mới biết Huyền không đỗ vào trường nào. Em đã chính thức nhận lỗi với PV về sai sót đó và chỉ có mong ước duy nhất: Được nhà trường xem xét cho em có thể nhập học như mong ước.
Theo Mỹ Hà (Dân Trí)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình