Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/05/2018 - 20:35
(Thanh tra)- Ngày 16/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội thảo khoa học quốc gia về “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tại hội thảo, các nhà khoa học tập trung làm rõ quan điểm hệ thống giáo dục mở không phải là hệ thống bên cạnh, bổ sung cho giáo dục truyền thống mà yếu tố mở nằm trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
Tất cả các giải pháp của nền giáo dục mở nhằm tạo cơ hội tiếp cận giáo dục rộng rãi cho mọi người. Trong đó người học có thể lựa chọn phương thức học thích hợp với cá nhân từ mục tiêu đào tạo, trường học, chương trình, tốc độ hoàn thành chương trình, giáo viên, tuỳ chỉnh những nội dung thích hợp theo yêu cầu riêng.
Tự chủ cao của người học tạo điều kiện thực hiện cá nhân hoá giáo dục, một ước mơ của các nhà sư phạm, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng từng cá nhân. Đồng thời rèn luyện cho người học tự chủ, có suy nghĩ, tư duy độc lập cùng thói quen hoài nghi khoa học và phản biện.
Hệ thống giáo dục mở thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức đào tạo, tôn vinh thực học, thực nghiệp.
Đáng chú ý, nhiều nhà khoa học cho rằng, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đòi hỏi thay đổi về phương thức quản lý, “tạo không gian đủ rộng cho các cơ sở giáo dục, giáo viên tuỳ biến trong phạm vi nhiệm vụ cụ thể”.
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm về việc rà soát lại những quy định quản lý, kể cả vấn đề liên quan đến luật pháp, pháp quy để tháo gỡ, tạo điều kiện cho giáo dục mở phát triển. Thời gian tới cần xây dựng và phát triển các trung tâm tài nguyên học tập, học liệu mở có sự liên kết và chia như nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã đưa hàng ngàn giáo trình trên mạng và cho sử dụng miễn phí.
Đánh giá cao việc tổ chức hội thảo ở quy mô quốc gia về giáo dục mở, song Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh vấn đề này đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), xác định rõ việc chuyển dần hệ thống giáo dục hiện tại sang hệ thống giáo dục mở.
Trong khi các nhà khoa học tiếp tục làm rõ các khái niệm khoa học về giáo dục mở ở nhiều góc độ khác nhau, từ triết lý đến khái niệm, nhận xét tình hình, thực trạng, giải pháp…, thì đã có nhiều đề án, công việc được phê duyệt và triển khai liên quan đến nội dung này trong Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cụ thể như ban hành khung hệ thống giáo dục, khung trình độ giáo dục; phê duyệt các đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đào tạo từ xa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tăng cường dạy ngoại ngữ. Gần đây nhất Chính phủ đã phê duyệt đề án Xây dựng hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu số hoá tất cả các tri thức, trong đó có cơ sở học liệu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tự học, nâng cao trình độ của mình.
“Nhiều đề án cụ thể đã hoàn toàn tiếp cận theo hướng giáo dục mở. Tới đây chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề án này”, Phó Thủ tướng cho biết.
Đề cập đến vai trò đi trước của giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu “phải xóa mù về tri thức công nghệ”, đẩy mạnh tự chủ để tạo điều kiện phát triển giáo dục theo hướng mở.
Phân tích cụ thể đối với giáo dục phổ thông, Phó Thủ tướng cho rằng đây là một trong số ít những chỉ số của Việt Nam xếp hạng dưới 50 trên thế giới. Do vậy, để phát triển theo hướng mở ở cấp học này cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông theo hướng phát huy tinh thần sáng tạo, dân chủ, huy động tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường cùng với phụ huynh học sinh và học sinh cùng tham gia.
Trong khi đó, giáo dục đại học cần quyết liệt thực hiện đổi mới bởi so với thế giới chúng ta còn rất yếu. Đơn cử, trong số 300 đại học hàng đầu thế giới không có trường nào của Việt Nam, còn trong 350 đại học hàng đầu châu Á cùng chỉ có một vài trường của Việt Nam. Số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu công bố trên các tạo chí khoa học quốc tế của các trường đại học Việt Nam rất thấp, không trường nào có tạp chí khoa học được quốc tế xếp hạng.
Vì vậy, phải kiên trì, kiên quyết không chỉ khuyến nghị mà phải đưa vào hành lang pháp lý, có bước tạo sức ép, buộc các trường đại học tự chủ. Từ đó tạo sự cạnh tranh, động lực để các trường phát triển các phương pháp, chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, theo hướng mở.
Đồng tình với nhiều nhà khoa học, Phó Thủ tướng khẳng định những rào cản đối với tinh thần giáo dục mở, cản trở người học, người dạy, cơ sở giáo dục cần phải được gỡ bỏ một cách kiên quyết. Đồng thời tập trung xây dựng hệ thống học liệu mở, một thành phần của đề án Xây dựng hệ tri thức Việt số hóa.
“Hiện một số trường đại học lớn đã cam kết tình nguyện tham gia để làm nòng cốt, kêu gọi tất cả các trường khác cùng tham gia phát triển trước hết cho các trường đại học. Chúng ta cần kêu gọi toàn bộ cộng đồng tham gia Việt hóa các chương trình đào tạo quốc tế có uy tín. Hệ thống học liệu mở có thể phát triển xuống tận các trường phổ thông”, Phó Thủ tướng nói.
Trao đổi thêm về cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng cho rằng cần cụ thể hoá bằng những việc thiết thực nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là trong giáo dục “sao cho tới đây bằng ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo dục hướng tới giáo dục cá nhân, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, trên các thiết bị di động”.
“Giáo dục mở có nghĩa là từng người dân đều có thể học tập thuận lợi. Đây là việc của toàn xã hội chứ không riêng Bộ GD&ĐT, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, các cơ sở giáo dục. Chúng ta không chỉ tháo gỡ rào cản, mà quan trọng hơn là làm cho cả xã hội và từng cá nhân nhận thức được: học không phải chỉ để lấy bằng cấp mà học để biết, để làm việc, chung sống tốt hơn, sáng tạo ra tri thức để đóng góp cho xã hội”.
Ngọc Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên