Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/11/2016 - 07:40
(Thanh tra)- Khẳng định chương trình đào tạo hiện tại đã trở nên lỗi thời, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Y Hà Nội cho biết, nhà trường sẽ đổi mới đào tạo theo mô hình 6 + 3 (hoặc 4).
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến đến năm học 2019 - 2020 đào tạo y khoa theo mô hình 6+3 (hoặc 4). Ảnh: HH
Nhiều bất cập
Theo GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, thực tế chương trình đào tạo tại Trường ĐH Y Hà Nội là từ những năm 60 với “chuẩn đầu ra” là bác sĩ đa khoa tuyến huyện không còn phù hợp. Học 6 - 7 năm trời ra chỉ phù hợp làm bác sĩ đa khoa tuyến huyện, đi đỡ đẻ… thì quá lãng phí. Sinh viên trong trường đông, giảng viên lại ít nên việc tổ chức dạy học cứng nhắc, thực hiện theo mục tiêu hết chương trình, thiếu giám sát để đảm bảo hiệu quả. Học sinh học thụ động. Chương trình đào tạo có quá nhiều môn học rời rạc, nặng lý thuyết.
Những hạn chế của chương trình được GS Phạm Thị Minh Đức, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội chỉ rõ là chưa cập nhật, chưa chuẩn năng lực Bộ Y tế ban hành cho đào tạo bác sĩ đa khoa. Thiết kế theo môn học hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa trùng lặp lại vừa mâu thuẫn, thiếu tính liên kết.
GS Phạm Thị Minh Đức cho rằng, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp truyền thống, sinh viên quen thụ động. Ngoài ra là thiếu giám sát, nhất là thiếu giám sát thực hành ở bệnh viện; năng lực của đơn vị quản lý đào tạo hạn chế; chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và thực hành. Trong khi đó, cách tuyển chọn còn nhiều bất cập; số lượng sinh viên quá đông, khó giám sát quá trình học tập và rèn luyện; giảng viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, đặc biệt chưa đồng đều về năng lực chuyên môn, thiếu phương pháp sư phạm…
Muốn hành nghề phải có chứng chỉ
GS Nguyễn Hữu Tú cho biết, dự kiến đến năm học 2019 - 2020, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ bắt đầu áp dụng chương trình mới cho khóa Y1. Theo đó, đào tạo bác sĩ y khoa của trường được điều chỉnh theo mô hình 6+3 (hoặc 4). Cụ thể, chương trình đào tạo cử nhân 6 năm, sau đó học luôn 3 hoặc 4 năm chuyên sâu.
Hiện nay, sinh viên ĐH Y học 6 năm, tốt nghiệp ra trường đi làm 1 thời gian có người quay trở lại trường học tiếp chuyên khoa 1, có người không học tiếp, nên chất lượng đội ngũ bác sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu. Với cách học mới, để hành nghề bác sĩ, từ năm học thứ 7, người học đủ điều kiện sẽ tham gia kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế tổ chức, dự kiến từ năm 2020.
"Chương trình đào tạo 6 năm của trường ĐH Y chỉ là cơ bản, 3 năm chuyên sâu mới là quan trọng. Sau đó nếu đủ điều kiện thì các sinh viên mới được tham gia thi tiếp để cấp chứng chỉ hành nghề. Kỳ thi này sẽ dựa trên năng lực của mỗi người, nếu sinh viên có học giỏi đến đâu mà không qua được kỳ thi này thì cũng không được cấp chứng chỉ hành nghề” - GS Tú cho biết.
Nói về định hường đổi mới, GS Nguyễn Hữu Tú cho biết, nhà trường sẽ tập trung trước hết đổi mới bác sĩ đa khoa, chương trình đào tạo được xây dựng trên năng lực, tích hợp tối đa bảo đảm hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế. Các môn học riêng không còn mà được tích hợp trong 1 học phần, sinh viên phải học tất cả các học phần đó. Nhà trường cũng sẽ thay thế chương trình đào tạo cũ dần dần hàng năm theo kiểu “cuốn chiếu”.
Cho ý kiến về đổi mới, GS Nguyễn Lân Việt, nguyên Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết: Phải đi học hỏi các nước tiên tiến để tiếp thu 1 cách có chọn lọc. Trong dạy học, tích hợp thành 1 học phần nói thì dễ, nhưng làm không đơn giản vì thực tế rất khó điều chỉnh giờ dạy của giảng viên. GS Việt đề xuất, nên chăng tích hợp nhiều nội dung vào trong 1 môn học.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, chất lượng đào tạo hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại và so với các nước trong khu vực. Do đó cần phải đổi mới. Tuy nhiên, đổi mới như thế nào cần phải tính toán vì không phải ai cũng đồng lòng với chuyện đổi mới. Ngoài ra còn có những khó khăn về tập hợp nguồn lực tham gia, kinh phí hoạt động...
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn