Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/04/2014 - 08:00
(Thanh tra) - Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức, như đánh nhau, trộm cắp vặt, vô lễ, hành hung thầy cô giáo… ngày càng tăng lên đến mức báo động. Để dẹp bỏ vấn nạn trên, rất cần sự chung tay góp sức của bộ ba tam giác gia đình - nhà trường - xã hội.
Ông Chu Văn Yêm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước: "hiện nay có sự “suy giảm” về đạo đức trong học sinh phổ thông". Ảnh: Hải Hà
Thực trạng báo động
Tham dự hội thảo về “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 11/4, đa số các đại biểu đều cho rằng, có một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay đang bị "lệch chuẩn".
Ông Chu Văn Yêm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nêu thực trạng khảo sát tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình, cho thấy, có một bộ phận học sinh có biểu hiện trốn học, gian lận thi cử, thiếu tôn trọng thầy cô, nghiện game, internet, mắc vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật (kể cả phạm tội), sống thực dụng, thiếu lý tưởng, quan hệ nam, nữ không lành mạnh… Đáng lo ngại nhất là học sinh THCS, ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình nhưng lại chưa đủ chín chắn để nhận biết hành vi đúng hay sai, dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông, dễ “thần tượng” những hiện tượng bề nổi…
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cung cấp thêm thông tin đáng buồn, đó là sự “suy giảm” về đạo đức trong học sinh phổ thông. Theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Điều này được thể hiện rõ qua những con số trong bảng tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS, THPT tại 25 tỉnh, thành phố.
Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Đào tạo và Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho biết, vấn đề đạo đức, lối sống của học sinh đang khiến cả xã hội phải lo lắng. Nếu tính trong tổng số 22 triệu học sinh, sinh viên, số em có đạo đức, lối sống không tốt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng nếu tính số lượng tuyệt đối thì không hề nhỏ chút nào. Tình trạng học sinh đánh nhau ngày càng nhiều, xuất hiện cả hung khí như dao, kiếm, côn… Điều này thật nguy hại.
Đồng quan điểm với ông Hưng, ông Doãn Hồng Hà, Phó Ban Thanh niên Trường học - Trung ương Đoàn, nói: “Bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, đáng nói hơn là xuất hiện nhiều nữ quái, nữ đầu gấu trong trường học. Hiện tượng học sinh, sinh viên tự quay clip sex, tự đăng lên các diễn đàn, các mạng xã hội ngày càng phổ biến”.
Xây dựng tam giác “gia đình - nhà trường - xã hội”
Theo ông Yêm, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta chưa xây dựng được tam giác “gia đình - nhà trường - xã hội”, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường trong việc giáo dục con em mình.
Cùng chung quan điểm, ông Hưng cho rằng, nguyên nhân chính là do gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dục. Việc nuôi dạy con cái ngay từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành là việc rất công phu và khoa học, nó hình thành nên giá trị của mỗi con người. Nếu trẻ em hư hỏng, trước hết thuộc về lỗi của các bậc làm cha mẹ. Vì vậy, mỗi người cha, người mẹ phải là tấm gương sáng để con trẻ noi theo.
Ngoài ra, ông Hưng cũng nêu ra một số nguyên nhân khác như: giáo dục đạo đức lối sống trong nhà trường hiện nay kém hiệu quả; xã hội chưa thực sự chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh…
Từ bức tranh về thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên và những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về những giá trị trong xã hội, ông Hưng đã đưa ra những giải pháp để nâng câo chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội.
Ông Hưng phân tích: Gia đình là cái nôi, là nền tản hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm và nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm của con em mình để có những định hướng đúng. Giáo viên cũng cần phải nắm bắt tâm lý của học sinh, thường xuyên, chủ động liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu hơn về các em, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong công tác giáo dục… “Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Tăng cường mối quan hệ này là giải pháp quan trọng để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả nhất”, ông Hưng nhấn mạnh.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên