Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/09/2019 - 18:01
(Thanh tra) - Liên quan đến đề xuất của Bộ Y tế về việc thành lập Đại học Khoa học sức khỏe, ngày 17/9, Bộ Y tế cho biết, chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập cách đây gần 20 năm, dự kiến đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Y tế, mô hình Đại học Khoa học sức khỏe sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành. Ảnh: PA
Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, năm học 2019-2020 là năm học thứ hai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và là năm học đầu tiên thực hiện những quy định mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai rất nhiều chương trình, đề án, như: Trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW khóa XII, liên quan đến công tác đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ hai đề án rất quan trọng là: Đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia và tổ chức thí điểm thi quốc gia để xét cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành Đại học Khoa học sức khỏe; triển khai và thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe.
“Có thể nói, khi các chương trình, đề án, văn bản nói trên được ban hành, công tác đào tạo nhân lực y tế sẽ có những thay đổi mạnh mẽ cả về hệ thống đào tạo, mô hình cơ cấu đào tạo và chính sách sử dụng nhân lực với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Nguyễn Minh Lợi nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định, khoa học sức khỏe bao gồm nhiều lĩnh vực: Khoa học y sinh (sinh học di truyền, giải phẫu, sinh lý, mô phôi, vi sinh...), y học, y học cổ truyền, dược học, răng hàm mặt, điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng...
Mô hình đại học trong đó có các trường thành viên đã có ở Việt Nam như Đại học Quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng). Mô hình này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đối với lĩnh vực khoa học sức khỏe, cũng đã có một số mô hình như Đại học Khoa học sức khỏe Lào..
Hơn nữa, cách đây gần 20 năm, chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập, dự kiến đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng...
Theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình Đại học Khoa học sức khỏe sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, nhưng lại phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như bộ máy quản lý, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo liên ngành...
Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng Đề án để có mô hình phù hợp nhất, trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn giữ được truyền thống và “thương hiệu” của cơ sở đào tạo.
Nhấn mạnh về việc thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề là xu hướng chung trên thế giới, ông Nguyễn Minh Lợi cho biết, hiện nay, Bộ Y tế đang đưa nội dung này vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và chỉ áp dụng cho những người chưa có chứng chỉ hành nghề, những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải qua kỳ thi này.
Dự kiến việc thi sẽ được áp dụng theo mô hình của các nước tiên tiến, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để thuận lợi nhất cho người dự thi, đảm bảo công bằng, khách quan và đánh giá đúng năng lực của người dự thi. Thi quốc gia ở đây nghĩa là kỳ thi được tổ chức ở nhiều địa phương, nhiều thời điểm trong năm nhưng theo một bộ tiêu chí đánh giá năng lực chung của cả nước do Hội đồng Y khoa Quốc gia xác định, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Hội đồng Y khoa Quốc gia là mô hình rất nhiều nước đã áp dụng. Cơ quan này có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế xác định cơ chế đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực y tế có đủ năng lực nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam và các hội, hiệp hội chuyên ngành trong lĩnh vực y tế xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, phương pháp, công cụ và tổ chức thi đánh giá năng lực của người hành nghề y tế phù hợp với quy định của pháp luật.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình