Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tưng bừng hội Xuân

Thứ năm, 13/02/2014 - 08:55

(Thanh tra) - Sau Tết trời rét đậm. Bản làng, núi rừng vùng Tây Bắc chìm trong sương giá. Nhưng, suốt từ mùng 4 Tết đến nay (14 tháng Giêng Âm lịch), khắp các bản làng từ vùng đất bốn Mường: Bi, Vang, Thàng, Động (Hòa Bình) lên vùng đất cao nguyên Mộc Châu, nơi hội tụ của nền văn hóa các dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái, Khơ Mú, La Ha... ngày đêm âm vang tiếng trống, tiếng cồng của hội xòe trong các bản làng người Thái, người Mường; réo rắt tiếng khèn gọi bạn trong sương của chàng trai cô gái Mông; tiếng nhạc nhảy "tung trời, lở núi" của người La Ha, Khơ Mú...

Dàn cồng chiêng trong lễ khai hội chùa Tiên (Lạc Thủy, Hòa Bình). Ảnh: Hồng Bài.

Cũng như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, mùa Xuân là mùa của lễ hội; là mùa trai trổ tài, gái khoe sắc; là mùa hoa rừng đua nở, trai gái se duyên, kết bạn đời. 

           
Khác với lễ hội miền xuôi, lễ hội vùng Tây Bắc thường chỉ diễn ra trong vòng một, hai ngày. Nhưng, người đi hội phải mất bốn, năm ngày. Vì đường xa, họ phải đi trước ngày khai hội và về sau ngày tan hội. Đêm, cả đoàn tụ tập quanh những đống lửa lớn, cháy rừng rực, nhảy múa, hát thâu đêm đến sáng. Ngày, họ tham gia các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, ném còn, đua ngựa và đông vui, hấp dẫn nhất là hội thi ẩm thực. Tại lễ hội, các bản làng cử người khéo tay, hay làm xếp mâm cỗ, đồ sôi, rót rượu, "khoe" các món ăn độc đáo nhất của dân tộc mình. Sau khi ban giám khảo "chấm điểm", xếp hạng, chủ, khách cùng nhau quây quần bên mâm cỗ thưởng thức các món ăn, nâng li rượu chúc tụng, làm quen nhau. 

           
Trong chuyến du Xuân lên Tây Bắc, chúng tôi được tham dự lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội Xên bản, xên Mường của người Thái Mai Châu, lễ khai hội chùa Tiên, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình); lễ hội Lộc Hoa (Ksai Sa Tip) của người Xinh Mun; lễ hội Kin Pang Then của người Thái trắng, Quỳnh Nhai, lễ hội Hết Chá của người Thái xã Đông Sang, Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Các lễ hội của đồng bào Tây Bắc, phần lớn là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt trong lễ hội không có các trò cờ bạc, đỏ đen, bói toán, mê tín dị đoan. 

           
PV Báo Thanh tra chuyển đến bạn đọc một số hình ảnh về lễ hội xuân Tây Bắc sau Tết Giáp Ngọ 2014.

Lễ rước Thành Hoàng làng, lễ hội Xên bản, Xên Mường (Mai Châu, Hòa Bình). Ảnh: Hồng Bài

Trò chơi đẩy gậy tại hội Xuân Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Trò chơi kéo co ở hội  Xuân Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Thi bắn nỏ, trong lễ hội Khai hạ Mường Bi.  Ảnh: Hồng Bài

Ném Pao, trò chơi hấp dẫn của thiếu nữ Mông Mộc Châu. Ảnh: Hồng Bài

Múa khèn trong hội Xuân Mộc Châu.  Ảnh: Hồng Bài

Lễ hội là dịp se duyên của trai gái vùng Tây Bắc. Ảnh: Hồng Bài

 Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trọng Tài

12:22 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm