Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/02/2014 - 07:39
(Thanh tra)- Nhà máy In tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam được đặt tại Đồn điền Chi Nê (nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình). Tại đây, "tờ bạc con trâu xanh" có mệnh giá lớn nhất lúc đó (100 đồng Việt Nam) được ra đời phục vụ nhu cầu kháng chiến, kiến quốc.
Nhà máy In tiền mới được xây dựng lại. Ảnh: Hồng Bài
Năm 1946, cơ sở Nhà máy In tiền Tô-panh (sau này là cửa hàng bách hóa số 5 đường Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn, Hà Nội) bị lộ. Để bảo vệ an toàn nhà máy và tiếp tục in tiền, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra lệnh chuyển toàn bộ máy móc nhà in lên Đồn điền Chi Nê. Tại đây, gia đình ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản Việt Nam yêu nước, chủ đồn điền, đã dành vị trí thích hợp, cho mượn nhà xưởng, máy điện, nước, nhà kho để lắp đặt Nhà máy In tiền.
Đặc biệt, tối 19/2/1947, trên đường đi Thanh Hóa công tác, Bác Hồ đã nghỉ lại tại Đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Đến thăm cán bộ, công nhân Nhà máy In tiền, Bác căn dặn: "Đây là Nhà máy In tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc". Sau đó, Bác đến thăm một số gia đình đồng bào Mường ở xã Cố Nghĩa và gia đình ông Bùi Văn Xin, xóm Đồng Thung, người đã nhường nhà ở làm "kho bạc" cho Chính phủ.
Tháng 4/1947, Pháp chuẩn bị tấn công đánh chiếm Hòa Bình lần thứ 2, khu vực Đồn điền Chi Nê bị máy bay Pháp ném bom, tàn phá nghiêm trọng. Theo lệnh của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chuyển Nhà máy In tiền và kho bạc lên căn cứ địa Việt Bắc.
Hòa bình lập lại, khu Đồn điền Chi Nê được giao cho Nông trường Sông Bôi quản lý. Ngôi nhà của gia đình ông Đỗ Đình Thiện, nơi Bác Hồ đã nghỉ lại ngày 19/2/1947 và căn hầm Bác ở vẫn được bảo vệ, giữ gìn nguyên vẹn. Khu đặt Nhà máy In tiền qua nhiều năm đã bị xuống cấp, nhiều hiện vật bị thất lạc.
Năm 2007, khu Đồn điền Chi Nê, nơi đặt Nhà máy In tiền đầu tiên của Việt Nam trở thành khu di tích lịch sử, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia.
Bà Đinh Thị Bình, Phó Ban Quản lý các khu di tích huyện Lạc Thủy cho biết: UBND tỉnh Hòa Bình đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Di tích lịch sử Nhà máy In tiền với diện tích 15,5ha, tổng mức đầu tư trên 270 tỷ đồng, thực hiện trong 2 giai đoạn. Đến đầu năm 2014, một số hạng mục chính của dự án đã được thi công xong. Từ khi được xếp hạng Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia, Ban Quản lý Khu di tích đã đón hàng vạn khách đến thăm quan. Tại Nhà Bảo tàng có trên 200 hiện vật, ảnh trưng bày, giới thiệu về Nhà máy In tiền, tờ bạc đầu tiên được in tại nhà máy và giới thiệu về gia đình ông Đỗ Đình Thiện.
Tờ bạc mệnh giá 100 đồng in tại Nhà máy In tiền. Ảnh: Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…
Trọng Tài
12:22 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh