Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Du lịch Việt tăng tốc phục hồi trước nhiều chính sách thông thoáng

Thái Hải

Thứ năm, 24/08/2023 - 06:35

(Thanh tra)- Ngày 15/8 vừa qua, chính sách visa mới cho phép khách một số nước được miễn visa từ 15 ngày lên đến 45 ngày và nâng hạn visa điện tử (e-visa) từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần có hiệu lực, đã tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp không khói, thu hút khách du lịch quốc tế, phát huy tối đa tiềm năng về du lịch Việt Nam.

Chính sách visa mới thông thoáng giúp du lịch Việt Nam tăng tốc và phục hồi mạnh mẽ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Nhiều chính sách cởi mở, thông thoáng

Cục trưởng Cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngày 14/8, Chính phủ ban hành 2 nghị quyết liên tiếp là Nghị quyết số 127 và Nghị quyết số 128. Ngay sau đó, ngày 15/8, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực đã cụ thể hóa tất cả chính sách mới về việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có khách du lịch.

Đây là những văn bản thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các bộ, ngành liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để du lịch Việt Nam đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng tốc phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Đồng thời, đây cũng là những chính sách rất cởi mở, thông thoáng tạo điều kiện cho khách nước ngoài vào Việt Nam được thuận lợi, đặc biệt là đòn bẩy để đẩy mạnh du lịch Việt Nam phát triển tăng tốc trong thời gian tới.

Cùng với đó, Bộ VHTTDL cũng đã ban hành Quyết định số 440 về việc phê duyệt Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu xác định quảng bá, định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và Quyết định số 1894 về đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai ngay để tạo ra những sản phẩm du lịch mới nhằm tăng tốc phát triển trong điều kiện mở cửa các chính sách thông thoáng.

Ngành Du lịch cũng chuẩn bị sẵn sàng các điều điện về nhân lực để bảo đảm chất lượng cung ứng, chất lượng dịch vụ, công tác quản lý điểm đến ở các địa phương, đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn giúp cho du khách đến Việt Nam được trải nghiệm đúng theo nhu cầu của họ mong muốn.

Song song đó, bộ đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, phát triển trang mạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel,” Thẻ Việt - Thẻ du lịch quốc gia phục vụ khách du lịch, phát triển nền tảng số “quản trị và kinh doanh du lịch”.

Làm sao giữ chân khách du lịch ở lại Việt Nam nhiều hơn?

Ngày 14/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử. Theo đó, Chính phủ quyết nghị thực hiện cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 14/8/2023 sửa đổi Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 về việc miễn thị thực cho công dân một số nước: Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

So với Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 thì thời hạn tạm trú đối với công dân các nước trên sẽ được nâng từ 15 ngày lên 45 ngày.

Ngày 15/8/2023, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực. Quy định thời hạn tạm trú đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được mở rộng lên 45 ngày, tăng 30 ngày so với thời hạn quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, cùng với các chính sách đó thì để thu hút khách du lịch và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Câu chuyện sau đó mới là quan trọng, khách đến sẽ thưởng thức gì, sản phẩm du lịch có gì mới thú vị, chưa kể việc xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khách du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, khách có khả năng chi trả cao đến công tác xúc tiến, quảng bá ở những thị trường du lịch trọng điểm cũng rất cần phải chú trọng.

Mặt khác, làm sao giữ chân khách du lịch ở lại Việt Nam nhiều hơn, lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sức hút của du lịch Việt Nam cũng như các sản phẩm du lịch Việt Nam thu hút được du khách hơn? Trong khi bối cảnh hiện nay nhu cầu tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam ngày càng cao lên và đặc biệt là khi chính sách nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam được mở rộng, thông thoáng và thuận tiện hơn thì nhu cầu tìm kiếm thông tin và du lịch Việt Nam tăng rất nhanh chóng.

Theo các chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay đang gặp 3 khó khăn chủ yếu. Thứ nhất là khó khăn về chiến lược marketing du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp và sát với thực tế. Từ các chiến lược đó doanh nghiệp có thể tung ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thứ hai, nói Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn nhưng phong phú như thế nào để khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trước đây lưu trú 1 tuần, 2 tuần thì nay có thể lưu trú 1 tháng và quay lại nhiều hơn. Thứ ba là các tỉnh, thành phố đều có các sản phẩm du lịch gần như là giống nhau, ngay cả việc phát triển chợ đêm, ở Việt Nam có hơn 20 khu chợ đêm nổi tiếng nhưng so với các nước trong khu vực thì chưa có chợ đêm nào ở Việt Nam có bản sắc riêng, có thể xứng tầm với có sức hút lớn.

Để tận dụng độ mở của chính sách mà Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch như hiện nay thì chúng ta phải thiết kế sản phẩm du lịch như thế nào để có thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Khách quốc tế thông thường đến Việt Nam từ 1 tuần đến 2 tuần và Việt Nam là điểm trung chuyển quan trọng đến các nước châu Á, Đông Nam Á và các nước xa hơn nữa.

Đồng thời, phải coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể; khách du lịch là trung tâm; sản phẩm và hạ tầng là nền tảng; dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển hoạt động du lịch, nắm bắt nhanh các xu hướng du lịch mới, định hướng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch.

Đặc biệt, toàn ngành cần kịp thời nắm bắt cơ hội từ chính sách visa (thị thực) thông thoáng hơn làm đòn bẩy giúp du lịch phát triển vượt bậc, tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam; phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch; đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

“Ngành Du lịch cần thiết phải triển khai đồng bộ và tổng hòa tất cả các nội dung đó mới tạo được những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, hấp dẫn, nâng cao vị thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam cũng như tạo sức hút lớn cho ngành Du lịch thời gian tới”, ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trọng Tài

14:03 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm