Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 04/10/2021 - 18:20
(Thanh tra) - Dịch Covid-19 đã làm cho nhận thức của người làm du lịch thay đổi, giờ không phải là tìm hiểu thị trường, xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phục vụ khách là xong, mà an toàn đã trở thành một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong sản phẩm du lịch, là điều kiện bắt buộc trong các chương trình du lịch.
Khởi động lại du lịch trong bối cảnh mới bằng yếu tố bắt buộc là an toàn trong mọi hoạt động. Ảnh minh họa: Thái Thị Hải
Khôi phục thị trường du lịch bằng yếu tố an toàn
Tổng cục Du lịch cho biết, 9 tháng năm 2021, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa trong đạt mức thấp do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện, ngành Du lịch đang nỗ lực khôi phục thị trường trong bối cảnh sống chung với dịch Covid-19.
Ngay từ đầu tháng 9/2021, trong bối cảnh dịch bệnh trong nước dần được kiểm soát, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã khẩn trương tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 3228 triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành, với phương châm “khởi động lại hoạt động du lịch- chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”. Trong đó, nhấn mạnh trong điều kiện bình thường mới, yếu tố an toàn trong du lịch luôn là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ tiên quyết là đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch.
Để làm được việc đó, cần có 3 yếu tố quan trọng là tiêm phủ vaccine cho người dân và người lao động du lịch; bảo đảm an toàn cho các điểm đến, cơ sở du lịch; tạo điều kiện thuận lợi đi du lịch đối với du khách nội địa và quốc tế có chứng nhận tiêm chủng vaccine.
Đồng thời, coi chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ là giải pháp đột phá đảm bảo du lịch an toàn đối với điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ và khách du lịch. Trong đó, cốt lõi là ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” phục vụ khách du lịch, hệ thống đăng ký và khai báo an toàn Covid-19 (https://safe.tourism.com.vn/) đối với cơ sở dịch vụ du lịch và hệ thống chứng nhận số tiêm chủng vaccine (https://travelpass.tourism.vn/).
Theo Tổng cục Du lịch, các địa phương đã triển khai chuẩn bị nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn để sẵn sàng đón khách. Đơn cử, Sở Du lịch Hà Nội đang tập trung xây dựng điểm đến an toàn và sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đa dạng sản phẩm phục vụ hút khách du lịch nội địa trong tình hình mới. Trong đó, hoạt động du lịch sẽ chuyển sang trạng thái bình thường mới bằng các quy chuẩn, quy trình an toàn, phù hợp với từng điểm đến, cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển, dịch vụ lữ hành và trong từng hoạt động, giao tiếp, phục vụ. Doanh nghiệp và du khách sẽ phải chủ động tuân thủ các quy trình, quy chuẩn, sản phẩm du lịch an toàn với di chuyển xanh, dịch vụ xanh.
Đồng thời, Hà Nội cũng đang hoàn chỉnh kịch bản hoạt động kinh tế theo từng diễn biến dịch. Các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến lĩnh vực du lịch cần bám sát các kịch bản này để hoạt động.
Trong khi đó, tỉnh Ninh Bình có sáng kiến về việc kết nối xanh sẽ góp phần tạo động lực cho những người làm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành để có thêm niềm tin vượt qua khó khăn từ đại dịch.
Tại Hà Giang, ngành Du lịch cũng đã có phương án phục hồi với mục tiêu tập trung chủ yếu khai thác thị trường khách nội địa và các sản phẩm du lịch nội địa, đảm bảo khách đến sớm và an toàn nhất; tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giới thiệu danh lam thắng cảnh; rà soát dịch vụ, biện pháp phòng chống dịch tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ, khu, điểm du lịch và ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho lao động du lịch. Đặc biệt, địa phương sẽ phối hợp với các bên liên quan thực hiện khảo sát để so sánh, xây dựng các tiêu chí thực hiện du lịch an toàn…
Kết nối các điểm xanh an toàn
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong du lịch, không phải là tìm hiểu thị trường, xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phục vụ khách là xong. Không phải là khuyến khích khách mua bảo hiểm hay sử dụng các dịch vụ an toàn. Lúc này, an toàn đã trở thành một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong sản phẩm du lịch, là điều kiện bắt buộc trong các chương trình du lịch. Không có cái gì không liên quan đến an toàn.
Ông Bình cho rằng, sự an toàn của khách không phải chỉ kết thúc tour là xong, mà có khi phải hết 14 ngày sau tour mới có thể yên tâm.
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết thêm, mới đây Hiệp hội thực hiện Chương trình Khôi phục du lịch nội địa toàn quốc sẽ khôi phục du lịch nội địa, trên cơ sở phù hợp một cách linh hoạt, thích ứng với tình hình mới, hiệu quả với diễn biến thực tế của dịch bệnh, từng bước chuyển du lịch theo khái niệm mới “du lịch an toàn”, tiến tới khôi phục du lịch trong bối cảnh sống chung với Covid-19.
Trong đó sẽ áp dụng các nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 của Chính phủ, các địa phương. Các điểm đến, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch, đơn vị cung ứng dịch vụ tại điểm đến phải tuân thủ nghiêm hướng dẫn của cơ quan y tế, đồng thời tổ chức các hoạt động du lịch với bộ tiêu chí an toàn, thích ứng với diễn biến tình hình thực tế phòng, chống dịch.
Theo ông Bình, mọi hoạt động đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các tiêu chí an toàn, kết nối khách du lịch đi từ “vùng xanh” (an toàn) với các “điểm du lịch xanh” (an toàn) trên cơ sở xác định vùng xanh của cơ quan quản lý y tế, cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương và ranh giới vùng xanh ở phạm vi chia càng nhỏ càng có tính thích ứng cao trong bối cảnh bình thường mới.
Sau cùng là xây dựng các tiêu chí an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, trước mắt là du lịch nội địa; chương trình xây dựng tiêu chí an toàn ở các vị trí làm việc trong chuỗi dịch vụ du lịch cung cấp cho khách nhằm đảm bảo vừa phòng, chống dịch, vừa tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam