Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển đổi hoạt động du lịch theo tinh thần thích ứng an toàn

Thái Hải

Thứ ba, 14/12/2021 - 06:36

(Thanh tra) - Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều rào cản, khó khăn cho việc di chuyển của du khách, dần dần hình thành một loại tour du lịch dựa chủ yếu vào nền tảng công nghệ 4.0. Một số doanh nghiệp du lịch đang xây dựng sản phẩm du lịch cho giai đoạn bình thường mới, đảm bảo an toàn, hấp dẫn; chuyển đổi hoạt động du lịch theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt.

Du lịch bền vững trong trạng thái bình thường mới. Ảnh minh họa: TH

Du lịch online an toàn, đáp ứng nhu cầu du khách

Nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, hiện nay, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa và quốc tế đã thay đổi do tác động của đại dịch Covid-19 và phát triển nhanh của công nghệ 4.0. Những nhu cầu của du khách đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng trong tất cả các khâu dịch vụ, các yếu tố như: An toàn và vệ sinh; sức khỏe và thực phẩm hữu cơ, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch gần nhà, du lịch theo nhóm nhỏ, du lịch trải nghiệm, trải nghiệm theo nhu cầu, du lịch không chạm và đặt dịch vụ trực tuyến.

Các doanh nghiệp du lịch đã và đang cung cấp những tour du lịch online cho khách du lịch quốc tế bằng việc thiết lập hành trình du lịch gồm một số điểm dừng trong một khung giờ nhất định, khách ở nhà có thể truy cập vào nhóm online và hướng dẫn viên đi qua từng điểm và giới thiệu về điểm du lịch. Hướng dẫn viên và khách tương tác trên mạng internet, tuy không thể tối ưu chất lượng trải nghiệm của du khách nhưng đã giải quyết được phần nào nhu cầu du lịch.

Hoạt động du lịch sử dụng công nghệ thực tế ảo giúp cho du khách có thể trải nghiệm các điểm đến trước khi có chuyến đi thực tế. Phát triển sản phẩm du lịch trên nền tảng công nghệ 4.0 còn có thể triển khai ở nhiều khâu dịch vụ làm tăng trải nghiệm hay cảm nhận của du khách về giá trị văn hóa hay tự nhiên của điểm tham quan, đặc biệt là giúp cho việc cá nhân hóa sản phẩm du lịch cho từng đối tượng, nhóm khách cụ thể.

Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, hàm lượng công nghệ ứng dụng số, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo… vào sản phẩm du lịch ngày càng tăng. Sản phẩm du lịch số sẽ ra đời nhiều hơn và kết hợp hài hòa với sản phẩm du lịch truyền thống làm tăng giá trị chuyến đi của du khách, đồng thời giúp các doanh nghiệp du lịch có những sản phẩm hấp dẫn hơn, tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, việc thay đổi nhận thức trong cộng đồng và trong ngành Du lịch trên tinh thần đổi mới, sẵn sàng cho phép thử nghiệm và ứng dụng công nghệ mới; liên kết chuyển đổi số với các cơ quan Nhà nước, với hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin và hiệp hội ngành Du lịch; hoàn thiện khung pháp lý; phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin số; phát triển nền tảng số trong ngành Du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá sản phẩm du lịch.

Du lịch bền vững trong trạng thái bình thường mới

Việc xây dựng sản phẩm du lịch cho giai đoạn bình thường mới, đảm bảo an toàn, hấp dẫn; chuyển đổi hoạt động của doanh nghiệp du lịch theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả của dịch Covid-19; bổ sung kiến thức, kỹ năng trong đào tạo lại lao động du lịch trong trạng thái bình thường mới là các giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam hiện nay.

Có thể nói, các sản phẩm trong giai đoạn hậu Covid-19 như du lịch sức khỏe, thiên nhiên, môi trường, khách đi theo nhóm nhỏ, bắt đầu từ các sản phẩm nghỉ dưỡng, tuyến đi gần, với hành trình khép kín... đang là xu thế du lịch hiện nay. Mỗi doanh nghiệp, địa phương cần căn cứ vào đặc thù, thị trường mục tiêu để tìm ra con đường phù hợp trong từng giai đoạn. Song trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường mới chúng ta nên lưu ý tuân thủ và đề cao yếu tố an toàn, tiếp đến là tạo được sự linh hoạt trong cung ứng và tổ chức dịch vụ.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, để nắm bắt cơ hội phục hồi ngành Du lịch đạt kết quả như kỳ vọng, ngoài sự nỗ lực từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác cũng cần tích cực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp chung để chung tay vượt qua khó khăn của đại dịch; việc khôi phục hoạt động du lịch cần phải theo phương châm “du lịch an toàn, an toàn đến đâu, mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn” với các giải pháp và lộ trình cụ thể.

Đặc biệt, trong tình hình mới, sự an toàn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu được quy định bắt buộc trong mọi hoạt động du lịch. Các hoạt động chủ yếu trong du lịch đang và sẽ tiếp tục thay đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo an toàn và ứng dụng công nghệ, nhất là việc đổi mới xúc tiến du lịch; công tác xây dựng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch… Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, hiệp hội cũng như các doanh nghiệp, người làm du lịch phải có sự điều chỉnh để thích ứng, hướng tới phát triển bền vững.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Việt Nam có hơn 100 di tích quốc gia đặc biệt và hàng vạn di tích phân bổ khắp cả nước... là những di sản quý giá để ngành Du lịch xây dựng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều di sản đã được UNESCO ghi danh như: 5 di sản văn hóa vật thể thế giới, 1 di sản hỗn hợp thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới... điều đó ngày càng tạo cho hình ảnh văn hóa Việt Nam thêm sâu đậm trong tâm trí bạn bè quốc tế. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch.

Đặc biệt, sản phẩm du lịch văn hóa là những trải nghiệm đích thực của du khách tại một địa phương về lối sống, truyền thống, lịch sử, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, ẩm thực, nghề thủ công... Tất cả các hình thức trải nghiệm khác nhau được sáng tạo áp dụng phù hợp để du khách có thể cảm nhận được những nét đẹp, bản sắc và độc đáo mà người dân địa phương đang gìn giữ và phát huy.

Vì vậy, ngay bây giờ cần phải có một sự thay đổi cơ bản về nhận thức để người dân và cả những người làm du lịch hiểu việc phát triển du lịch bền vững cốt lõi là bảo vệ môi trường, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử… của địa phương, điểm đến.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch

(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Trọng Tài

14:03 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm