Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 13/06/2022 - 10:33
(Thanh tra) - “Tiến trình xã hội hóa trong lĩnh vực y tế hiện nay gần như đang đặt ở nút tạm dừng. Các hoạt động mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh toàn ngành gần như đóng băng và không dám triển khai. Trong khi đó, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao ”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy nêu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đại biểu Quốc hội Đoàn Bắc Kạn). Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Có tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, “thổi giá”
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đại biểu Quốc hội Đoàn Bắc Kạn) dành toàn bộ thời gian phát biểu đề cập đến việc xã hội hóa, liên doanh liên kết, hợp tác đặt máy móc thiết bị trong khám chữa bệnh.
Theo bà, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để bù đắp những thiếu hụt ngân sách cho y tế. Sau một thời gian triển khai chính sách này đã đi vào cuộc sống, mang lại kết quả tích cực.
Nhờ đó đã giúp cho nâng cao đáng kể công tác khám chữa bệnh, giúp cho người dân được tiếp cận với y tế kỹ thuật cao ngay trong nước mà không cần phải ra nước ngoài.
Đặc biệt, việc triển khai chính sách này không chỉ bệnh viện Trung ương mà bệnh viện tuyến dưới cũng đã làm chủ được trang thiết bị, mà không phải chuyển tuyến, vượt tuyến lên trên.
Tuy nhiên, bà Thủy thấy việc triển khai thời gian qua phát sinh những bất cập.
“Tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, chỉ định dịch vụ kỹ thuật cao quá mức cần thiết với máy móc xã hội hóa, gây tốn kém cho túi tiền của người dân và bảo hiểm y tế. Đáng lưu ý do thiếu quy hoạch rõ ràng nên có sự mất cân đối lớn trong huy động nguồn lực”, nữ đại biểu nói.
Cạnh đó, xã hội hóa liên doanh liên kết hiện nay chủ yếu tập trung những thành phố lớn và nơi có điều kiện thuận lợi. Trong khi, những địa phương, địa bàn khó khăn rất cần xã hội hóa lại không thể xã hội hóa được dẫn tới thiệt thòi cho bệnh nhân khu vực này.
Bà Thủy cũng nêu, qua theo dõi các vụ án vừa qua trong lĩnh vực y tế cho thấy, việc “thổi giá” không chỉ phát hiện trong dự án đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế mà còn phát hiện trong triển khai đề án xã hội hóa, liên doanh liên kết hợp tác đặt máy móc thiết bị, khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập.
Điển hình là vụ án ở Bệnh viện Bạch Mai đã ký hợp đồng cho đối tác đặt robot hỗ trợ kỹ thuật, với giá máy trong hợp đồng liên kết gấp 5 lần giá trị thực, từ 7,4 tỷ lên 39 tỷ đồng, làm lợi cho nhóm người nhưng gây thiệt hại cho hơn 600 bệnh nhân.
Theo bà, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do lĩnh vực này hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu chặt chẽ, có nhiều lỗ hổng. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho bệnh viện trong triển khai, vừa rủi ro cho bệnh viện và đơn vị tư nhân tham gia, nhất là dễ lợi dụng để cấu kết nhóm lợi ích gây thiệt hại cho bệnh nhân và Nhà nước.
Các chuyên gia chỉ rõ để khắc phục bất cập tồn tại này phải sửa đổi trong nhiều quy định, trong đó có Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Cần quy định cụ thể xã hội hóa, có cơ chế chống biến tướng, “lợi ích nhóm”
Nghiên cứu dự thảo, nữ đại biểu thấy chỉ có Điều 90 quy định về xã hội hóa, liên doanh liên kết.
“Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hoạt động liên doanh, liên kết, thuê dịch vụ hoặc cho thuê dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước”, bà Thủy dẫn điều luật.
Từ đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhận xét, quy định như vậy là “chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra”. Vì những khó khăn vướng mắc xã hội hóa liên doanh liên kết trong lĩnh vực y tế do pháp luật thiếu rõ ràng, thiếu cụ thể vốn kéo dài trong nhiều năm thì nay càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh xảy ra các vụ án y tế.
“Tiến trình xã hội hóa trong lĩnh vực y tế hiện nay gần như đang đặt ở nút tạm dừng. Các hoạt động mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh toàn ngành gần như đóng băng và không dám triển khai, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao”, bà Thủy nhấn mạnh và cho hay, các bệnh viện, nhà quản lý đang trông chờ sửa đổi, bổ sung thật cụ thể các quy định pháp luật, trong đó có Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, nghiên cứu Điều 90, bà Thủy chỉ ra chưa tiếp thu đầy đủ ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu nghiên cứu để quy định cụ thể trong xã hội hóa trong lĩnh vực khám chữa bệnh ngay trong dự thảo này.
Nhấn mạnh nguồn lực trong xã hội còn rất lớn, theo bà, nếu quy định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng về liên doanh, liên kết sẽ giúp cho bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, mang lại lợi ích cho bệnh nhân, nền y tế.
Từ đó, bà Thủy kiến nghị có quy định cụ thể về nguyên tắc những yêu cầu đặc thù của xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; bổ sung có cơ chế kiểm soát chống sự biến tướng, chống lợi ích nhóm; có cơ chế khuyến khích triển khai xã hội hóa y tế trong những vùng còn khó khăn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(Thanh tra) - Bên cạnh giảm khâu trung gian, xóa bỏ quan liêu bao cấp, quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống "chạy chọt", chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin - cho, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà