Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ Đoàn Thị Hương được phóng thích về nước: Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói gì?

Thứ bảy, 04/05/2019 - 20:02

(Thanh tra) - “Khi Đoàn Thị Hương được toà án Malaysia công bố phóng thích và trở về nước là thắng lợi trong quá trình chỉ đạo liên quan đến công tác bảo hộ công dân - một chính sách rất tuyệt vời của chúng ta”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng chiều tối ngày 4/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nói về việc đón Đoàn Thị Hương sau khi được phóng thích trở về Việt Nam.

Hơn hai năm bị giam, qua 23 phiên xét xử, sáng 3/5, Đoàn Thị Hương được Malaysia phóng thích khỏi nhà tù nữ ở bang Selangor. 19h15 cùng ngày (20h15 giờ Hà Nội), cán bộ ngoại giao đã đưa Hương hồi hương.

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, trong quá trình xét xử Hương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, đặc biệt là Bộ Công an, cùng với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các luật sư người Malaysia đã rất tích cực để bộ hộ công dân.

“Khi Đoàn Thị Hương được toà án Malaysia công bố phóng thích và trở về nước là thắng lợi trong quá trình chỉ đạo liên quan đến công tác bảo hộ công dân - một chính sách rất tuyệt vời của chúng ta”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa Đoàn Thị Hương về nước, chứ không phải “đón rước gì cả”. Tuy nhiên, khi Đoàn Thị Hương về nước gặp lại bà con, anh em họ hàng nên có những cảm xúc như cười nói…

“Khi người ta trở về nhà, đoàn tụ với gia đình, bà con, họ hàng thì cảm xúc cũng có thể như thế... Chúng ta không nên đặt vấn đề làm câu chuyện khác đi, sai bản chất”, Bộ trưởng nói.

Người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh lại một lần nữa, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải bảo hộ công dân, không riêng Đoàn Thị Hương mà tất cả công dân Việt Nam ở nước ngoài đều được bảo hộ. Đó là trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành. Nếu như Chính phủ, Thủ tướng không có những giải pháp để bảo hộ như vậy thì công dân Việt Nam sẽ không đồng tình.

Vụ án liên quan Đoàn Thị Hương bắt nguồn từ việc ngày 13/2/2017, người đàn ông Triều Tiên tử vong trên đường đến bệnh viện sau khi phàn nàn với nhân viên Sân bay Kuala Lumpur rằng bị ai đó bôi chất lỏng lên mặt. Hai phụ nữ bôi chất lỏng bị xác định là Đoàn Thị Hương và Siti Aishah (người Indonesia).

Ngày 1/3/2017, Hương và Siti Aishah ra tòa địa phương Sepang ở Malaysia với cáo buộc giết người và có nguy cơ đối mặt án tử hình nếu bị kết tội.

Sau nhiều phiên tòa, ngày 11/3, các công tố viên rút cáo buộc giết người với Siti Aisyah mà không nêu lý do.

Một ngày sau khi Siti Aisyah được phóng thích, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã gọi điện, gửi thư cho lãnh đạo các cấp có thẩm quyền của Malaysia đề nghị bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho Hương.

Ngày 1/4, Hương bị tuyên án 3 năm 4 tháng tù về tội cố ý gây thương tích bằng hung khí hoặc cách thức nguy hiểm, song được xét giảm án và tha tù trước thời hạn.

H.Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm