Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/03/2015 - 22:21
(Thanh tra)- Hôm nay (30/3), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp cho ý kiến thẩm tra dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) sửa đổi.
Theo Viện KSND Tối cao, sửa đổi BLTTHS lần này, qui định về quyền của người bị buộc tội trong việc trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án được bổ sung theo hướng "xác định rõ việc trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ hay không là quyền của người bị buộc tội. Nên nếu họ không trình bày lời khai, không đưa chứng cứ bất lợi cho họ hoặc không nhận là mình có tội không được coi là một tình tiết tăng nặng khi xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ".
Thực tiễn cho thấy, lời khai nhận tội của những người này mà tự nguyện, không bị ép buộc do bức cung, nhục hình là cơ hội để họ ăn năn, hối cải để được hưởng chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước và tạo điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ chính mình. Nhóm nghiên cứu Bộ luật của Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc khai hoặc không khai và khai báo thế nào được coi là quyền mà không phải là nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, do đó họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này.
“Để tăng cường tính minh bạch, dễ hiểu, tạo nhận thức thống nhất trong hoạt động lấy lời khai, góp phần chống bức cung, nhục hình cần quy định theo hướng: người bị bắt, bị tạm giữ, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội”, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu quan điểm.
Bày tỏ “băn khoăn lắm về quyền im lặng vì nếu đưa vào luật thì không ai làm gì”, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương lại cho rằng, trước hành vi phạm tội phải bảo vệ quyền của người bị hại nên phải cân nhắc kỹ về qui định này để không làm khó, làm tăng chi phí vì cơ quan tố tụng phải tự mình xác minh, thu nhập tất cả các chứng cứ của vụ án, cả gỡ tội và buộc tội mà không có sự phối hợp của người bị buộc tội.
Liên quan đến qui định về việc “buộc phải ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can” trong mọi trường hợp được một số ý kiến đánh giá là sẽ phản ánh trung thực quá trình hỏi cung, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình. Song, nhìn từ điều kiện thực tiễn, một số ý kiến lại đánh giá là không cần thiết, không khả thi nên có thể qui định theo hướng có thể ghi âm, ghi hình trong trường hợp cần thiết như bị can kêu oan ngay từ đầu, bị can tố cáo bi bức cung, nhục hình hoặc bị can về tội mà Bộ luật Hình sự qui định hình phạt chung thân, tử hình…
Ủy ban Tư pháp cũng cho ý kiến cụ thể về các nội dung: Việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa; trường hợp bắt buộc phải mời người bào chữa; nguyên tắc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử; nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
Theo chương trình, phiên họp toàn thể lần thứ 16 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ tiếp tục với phần thẩm tra các dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tạm giữ, tạm giam.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà