Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/11/2017 - 17:40
(Thanh tra) - Thảo luận tại tổ về dự án Luật Tố cáo sáng 8/11, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, không loại trừ việc tố cáo nặc danh có mục đích xấu, khi cán bộ tới giai đoạn giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm làm quy trình bổ nhiệm công tác cán bộ phải dừng lại….
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh
Người bị tố cáo sai sự thật được bảo vệ thế nào?
Theo Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh, Điều 23 dự thảo luật chỉ điều chỉnh với các trường hợp đơn nặc danh có bằng chứng, thông tin rõ về người vi phạm. Nhưng thực tế, số lượng các đơn nặc danh, mạo danh rất nhiều, có thể dưới dạng tờ rơi, phức tạp vô cùng.
Thiếu tướng cho rằng, những đơn này có thể không được xem xét nếu chiếu theo dự thảo luật nhưng lại gây dư luận xấu, gây mất uy tín khiến người ứng cử mất phiếu, trật phiếu.
“Thường những người làm được việc, dám nghĩ dám làm, nói thẳng nói thật, dám chỉ ra những mặt xấu của cơ quan là bị nặc danh nhiều. Trước bầu cử Quốc hội, có những ĐB rất cứng, rất thẳng, lo cho cho dân nhưng mà trật. Hay ở đơn vị tôi có một số đồng chí cấp chỉ huy, cấp lãnh đạo mà không trúng Đảng uỷ”, ĐB nêu.
Với những trường hợp này, Thiếu tướng Nghĩa đặt vấn đề, bảo vệ như nào, phục hồi như nào? Trong khi, những người viết đơn nặc danh không có chế tài xử lý, ngay cả khi phát hiện ra vẫn không thể cho thôi việc, không kỷ luật được.
Cũng cho ý kiến vấn đề này, theo Đại tá Ngô Tuấn Nghĩa, Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh, tố cáo nặc danh mà có những căn cứ, chứng cứ rõ ràng thì các cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét để xử lý.
“Như thế, vừa bảo vệ cán bộ, vừa loại bỏ được các ý xấu tập trung vào quấy rối nội bộ của các cơ quan, đơn vị”, ông Nghĩa nói.
Song Đại tá Ngô Tuấn Nghĩa lưu ý, hiện tố cáo nặc danh đang tràn lan, tình hình đang rất phức tạp. Điều này khiến việc quản lý, tiếp nhận xử lý cho đúng là rất khó.
“Quá trình công tác thực tế, nhận thấy cán bộ bị nhiều đơn tố cáo, thưa kiện. Nhiều đơn có tên, địa chỉ, nội dung rất rõ ràng nhưng khi đi thẩm tra thì tên, địa chỉ đó không có, nội dung đó nửa có, nửa không. Có những nội dung chỉ 20%-50% là thật”, ông Nghĩa nói.
Chưa có kết luận tố cáo, vẫn bổ nhiệm
Phó Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh Trịnh Ngọc Thúy cho hay, Điều 10 dự thảo quy định, “người bị tố cáo được đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi chưa có kết luận tố cáo”. Đây là điểm mới, tiến bộ.
Theo bà, người bị xem là vi phạm pháp luật khi và chỉ khi có kết luận của cơ quan pháp luật. Nhưng, với các trường hợp tố cáo từ trước đến nay, việc này chưa được mạnh dạn.
“Không loại trừ trường hợp tố cáo mang mục đích xấu, khi cán bộ tới giai đoạn giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm thì có những tố cáo làm quy trình bổ nhiệm công tác cán bộ phải dừng lại. Trong trường hợp này, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo rõ ràng bị xâm hại”, ĐB Thúy nói.
Phó Chánh án TAND Hồ Chí Minh nhấn mạnh thêm, “nếu có quy định rõ ràng thì cơ quan, tổ chức sẽ mạnh dạn làm quy trình cán bộ. Khi có kết luận việc tố cáo là đúng thì ta bãi miễn, xử lý theo quy định của pháp luật, như vậy không làm mất cơ hội của các cán bộ”.
“Tôi đề nghị, người bị tố cáo được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi chưa có kết luận có hiệu lực sau cùng của người có thẩm quyền. Vì khi giải quyết tố cáo có thể có những kết luận chưa hợp lý, hợp pháp, chưa có hiệu lực pháp lý”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) nói.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có trường hợp do sợ bị trả thù, trù dập nên người tố cáo không nêu rõ họ tên, địa chỉ nhưng trong đơn tố cáo có nội dung rõ ràng, cụ thể, gửi kèm nhiều bằng chứng chứng minh các hành vi vi phạm như băng hình, ghi âm, tài liệu…và các cơ quan Nhà nước không gặp khó khăn khi xác minh, kết luận.
Để không bị bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật, Chính phủ cho rằng cần có quy định hợp lý về cơ chế và trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin về hành vi vi phạm được phản ánh qua tố cáo nặc danh phục vụ yêu cầu quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy, Dự thảo đã quy định chi tiết về tiếp nhận, xử lý tố cáo nặc danh.
Dự thảo - Điều 23. Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo mạo danh, nặc danh
1. Khi nhận được đơn tố cáo sau khi kiểm tra, xác minh thấy là tố cáo mạo danh nhưng có nội dung, thông tin rõ về người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể, có cơ sở thẩm tra, xác minh thì người tiếp nhận đơn tố cáo trình người đứng đầu cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.
2. Khi nhận được đơn tố cáo nặc danh thì không thụ lý giải quyết. Trường hợp đơn tố cáo nặc danh nhưng có nội dung, thông tin rõ về người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể, có cơ sở thẩm tra, xác minh thì người tiếp nhận đơn tố cáo trình người đứng đầu cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra.
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý phải tổ chức việc thanh tra, kiểm tra khi nhận được đơn tố cáo mạo danh, nặc danh nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(Thanh tra) - Bên cạnh giảm khâu trung gian, xóa bỏ quan liêu bao cấp, quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống "chạy chọt", chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin - cho, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà