Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Thanh tra: “Vừa nhận nhiệm vụ, tôi đã nhận tin nhắn tố cáo liên tục”

Thứ tư, 08/11/2017 - 11:50

(Thanh tra) - Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho hay, nếu mở rộng hình thức tố cáo như thư điện tử, fax, điện thoại sẽ rất khó cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngay như ông, “vừa nhận nhiệm vụ, tôi đã nhận được tin nhắn tố cáo liên tục”.

Tổng Thanh tra Lê Minh Khái trình bày báo cáo trước Quốc hội

Dự luật Tố cáo (sửa đổi) đã được Quốc hội kỳ họp 3 cho ý kiến lần đầu. 

Sáng 8/11, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra tại hội trường, Quốc hội về tổ thảo luận dự án luật này.

Phát biểu tại tổ, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho hay, dự án luật này còn có nội dung nhiều ý kiến khác nhau cần phải có sự phân tích đánh giá thật kỹ để quyết định trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật và phải có tính khả thi. 

“Đặc biệt, với cơ quan Thanh tra Chính phủ, chúng tôi lưu ý vấn đề khả thi. Nếu chúng ta đưa ra khung, quy định mà sau này làm không đầy đủ hết trách nhiệm thì dễ bị Quốc hội phê bình”, Tổng Thanh tra nói. 

Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của ĐBQH về dự án luật, Tổng Thanh tra cho hay, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay việc sử dụng mạng giao dịch điện tử, mạng xã hội, email, bản fax, đường dây nóng... để tố cáo, phản ánh, cung cấp thông tin những hành vi vi phạm pháp luật rất thuận tiện cho người dân.

Một số các văn bản Luật như Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin... cũng cho phép người dân phản ánh hoặc cung cấp thông tin qua các hình thức nêu trên.

“Tuy nhiên nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm những người tố cáo sai sự thật. Hơn nữa, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ rất phức tạp, cần phải được tiếp nhận và xử lý chặt chẽ. Việc mở rộng các hình thức tố cáo cũng cần các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật để xác minh, kết luận đối với đơn tố cáo”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Dù không giải quyết đối với tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại... theo quy trình giải quyết tố cáo, nhưng Chính phủ cho rằng, những hành vi vi phạm pháp luật được phản ánh qua thư điện tử, fax, điện thoại cần phải được các cơ quan Nhà nước tiếp nhận, xử lý phục vụ yêu cầu công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra.

Đi vào vấn đề cụ thể, theo Tổng Thanh tra, dự luật quy định, “tố cáo là việc cá nhân”.

Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, một số ý kiến đề nghị cần quy định cả tổ chức cũng có quyền tố cáo. Vì hiện nay Bộ luật Hình sự cũng đã có quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thì việc quy định tổ chức có quyền tố cáo là một vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét.

Tổng Thanh tra phân tích, trách nhiệm hình sự pháp nhân là người bị vi phạm pháp luật. Còn tố cáo lại là vấn đề khác.

“Pháp nhân có thể là một tập thể. Quy định trách nhiệm tố cáo của tập thể có khi rất khó. Hay tập thể thống nhất tố cáo thì bao nhiêu % trong tập thể đó quyết định thì xem như tổ chức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”, ông Lê Minh Khái bày tỏ quan điểm đồng tình với dự thảo.

Về hình thức, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng vẫn giữ quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Ủy ban Pháp luật thì đề nghị, ngoài hai hình thức trên thì xem xét bổ sung thêm các hình thức khác như thư điện tử, fax, điện thoại mà các luật khác đã quy định.

Tổng Thanh tra cho rằng, với trách nhiệm cao, chúng ta khuyến khích, nhưng với tình trạng hiện nay, nguồn nhân lực hiện nay nếu quy định tiếp nhận, xử lý các hình thức tố cáo này thì không đáp ứng được.

“Khi tiếp nhận thì phải đi xác minh ban đầu. Mà tố cáo qua điện thoại thì đâu có chữ ký, phải đi xác minh họ tên, địa chỉ, hành vi, lập hồ sơ… thì mới tiến hành thụ lý được. Tôi lo, nếu thụ lý giải quyết với các hình thức này sẽ rất khó cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo”.

Dự thảo quy định, người tố cáo có trách nhiệm gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Tổng Thanh tra cho hay, điều này vừa để tránh trường hợp tố cáo tràn lan, vừa giúp các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết mất thời gian, vừa không làm ảnh hưởng đến uy tín của người bị tố cáo.

“Trong thực tế, có việc bức xúc thật, nhưng cứ gửi đơn khắp nơi từ Trung ương đến địa phương. Tôi vừa nhận nhiệm vụ thôi đã nhận được tin nhắn tố cáo liên tục”, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái nói.

“Tôi thống nhất chỉ hai hình thức tố cáo thôi”, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh nêu quan điểm, nếu thêm cả hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại sẽ rất khó.

“Tổng Thanh tra vừa cho tôi xem tin nhắn, đấy cũng là hình thức tố cáo. Thế này thì rất khó. Mình có thể tìm được nhưng phải sử dụng các biện pháp đặc biệt. Mà tìm được, có khi lại dùng thuê bao khác rồi”, ông Vinh lưu ý.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cho rằng, đã đưa vào luật thì phải quản lý được xã hội chứ không làm phức tạp thêm xã hội.

“Cứ ra khỏi hội trường là tin nhắn lại đến. Mình phải điện anh em xuống nắm tình hình. Đúng con người ấy thật, đúng hiện tượng ấy thật nhưng đã giải quyết xong lâu rồi”, ông Triệu Tài Vinh dẫn thực tế.

Phó Tư lệnh Quân khu 2 Sùng Thìn Cò (ĐBQH tỉnh Hà Giang) thì cho rằng, hình thức tố cáo qua điện thoại, fax, thư điện tử đã xảy ra rồi. Cho nên, cần điều chỉnh thế nào cho phù hợp.

“Chúng ta phải suy nghĩ, dù tố cáo bằng đơn cũng như thư điện tử, điện thoại phải có một quy chuẩn nhất định. Nếu tố cáo không đúng tôi không giải quyết. Như tố cáo qua thư điện tử thì phải chụp chứng minh nhân dân, mà tới đây là thẻ căn cước, phải ghi rõ nơi ở, chức vụ nghề nghiệp, nếu không thì không giải quyết”, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.

Hải Hà

17:54 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm