Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/03/2015 - 06:34
(Thanh tra)- Ngân sách Nhà nước (NSNN) đang rất khó khăn, bội chi lớn, nợ công gần“kịch trần”. Ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, muốn “bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách thì tiết kiệm là cốt lõi” và "để tiết kiệm chi thường xuyên, tinh giản biên chế là nhiệm vụ cấp bách”.
“Không thể không thực hiện cải cách tiền lương”
- Trong bối cảnh bội chi ngân sách luôn ở mức cao và nợ công đã sát ngưỡng cho phép, vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên và chi đầu tư đã được đề cập rất nhiều. Nhưng nói dễ, làm khó, ông nghĩ sao về yêu cầu này?
+ Việc quản lý có hiệu quả NSNN đang là vấn đề đặt ra rất lớn, một áp lực lớn và phải trở thành chương trình hành động của các ngành, các cấp, của mọi tổ chức, cá nhân. Bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách thì tiết kiệm là cốt lõi. Nhưng trong chi ngân sách có cái không tiết kiệm được, đó là chi trả nợ theo cam kết, đến hạn phải trả nợ gốc và lãi, thực hiện khế ước, trách nhiệm của bên vay.
Còn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cần phải triệt để tiết kiệm, nhất là trong điều kiện quy mô nền kinh tế của chúng ta nhỏ, GDP bình quân trên đầu người thấp và mức độ động viên vào ngân sách còn hết sức hạn chế.
Những năm qua, tình trạng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN liên tục tăng. Trong chi thường xuyên đến 2/3 là chi cho con người và phần còn lại, kinh phí hoạt động rất ít cũng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc.
Để tiết kiệm chi thường xuyên, trước hết tinh giảm biên chế là nhiệm vụ cấp bách. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ chi trong chi thường xuyên như chi sự nghiệp, vẫn còn bố trí dàn trải dẫn đến lãng phí, không tiết kiệm nên cần phải tính toán lại.
- Mặc dù chi thường xuyên chiếm rất lớn trong tổng chi ngân sách, nhưng vay về chủ yếu “để ăn” trong khi chính sách chi cho an sinh xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu?
+ Chính sách chi cho an sinh xã hội năm qua được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Xét tốc độ tăng chi của các lĩnh vực, chi cho an sinh xã hội được chú trọng và với tốc độ chi tăng cao nhất. Nhưng cùng với chi cho an sinh xã hội và quá trình cải cách tiền lương đã tăng tỷ lệ chi thường xuyên từ mức trên dưới 50% lên đến 67% trong năm 2014 vừa qua. Đây là một vấn đề cần đặt ra.
Muốn hạn chế được chi thường xuyên, đặt biệt là chi cho con người thì không thể không thực hiện cải cách tiền lương. Nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám từ khu vực Nhà nước sang khu vực phi Nhà nước. Rồi tiền lương quá thấp thì không thể nào trở thành động lực đối với người lao động trong khu vực Nhà nước.
Tuy nhiên, nếu giữ biên chế, thực hiện cải cách tiền lương như hiện nay thì nguy cơ chi thường xuyên còn vượt trên 2/3 tổng chi NSNN và trong chi thường xuyên thì 2/3 lại dành cho chi con người.
Chính vì vậy, cần cơ cấu chi thường xuyên theo hướng, sắp xếp lại nhân sự, biên chế, rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức phù hợp thực tế. Cùng với đó, thực hiện khoán kinh phí, biên chế, bố trí ngân sách theo đầu ra để việc quản lý, sử dụng NSNN trở thành động lực và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, chứ không phải bằng cơ chế bên ngoài, từ trên “nén” xuống.
Cần bố trí ngân sách theo kết quả “đầu ra”
- Có ý kiến cho rằng, tiết kiệm chi không chỉ nói chung chung mà phải "điểm mặt chỉ tên", tiết kiệm bao nhiêu %, ở lĩnh vực nào... mới có hiệu quả, thưa ông?
+ Ở các nước, để tiết kiệm ngân sách, người ta bố trí ngân sách theo đầu ra. Căn cứ vào nhiệm vụ để xác định nguồn kinh phí. Còn cán bộ đi công tác bằng máy bay, ô tô hay phương tiện giá rẻ hay máy bay thương mại bình thường; hay đi máy bay thương mại thì ngồi ở hạng C hay hạng thường... cũng phải tính toán.
Ở Việt Nam, bố trí ngân sách chủ yếu theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế, theo dự kiến khối lượng công việc. Căn cứ vào đó thành tiêu chuẩn, chế độ, định mức, cán bộ loại nào đi máy bay được ngồi hạng C, cán bộ nào ngồi hạng thường, cán bộ nào phải đi bằng tàu, ô tô, trừ trường hợp đặc biệt phải được cấp thứ trưởng phê duyệt mới được đi máy bay.
Để xem xét vấn đề tiết kiệm, phải rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức, bố trí phù hợp trên tinh thần triệt để tiết kiệm thì mới tiết kiệm được. Ngoài ra, nên chuyển đổi phương thức thí điểm và tổng hợp lại để sửa hình thành cơ chế trong quản lý điều hành ngân sách theo hướng bố trí ngân sách theo kết quả đầu ra thì tổ chức cá nhân đó sẽ tự chủ về kinh phí, sẽ buộc phải tiết kiệm và sử dụng đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả hơn.
Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có nói ngành này, ngành kia tiết kiệm vài chục nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng, điều đó cần có sự phân tích sâu, cụ thể về vấn đề này. Nếu như bộ, ngành trước kia kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ để làm 100 dự án A, B, C... nhưng giờ ngân sách khó khăn, không làm 100 dự án đó mà chỉ làm 80 dự án thì tự nhiên tổng mức đầu tư giảm xuống. Đó không phải là tiết kiệm mà là cắt giảm quy mô để phù hợp với khả năng cân đối của NSNN.
Tiết kiệm phải hiểu theo nghĩa, với một tiêu chuẩn, định mức như thế thì phải đạt khối lượng tương ứng nhưng với chi phí nhỏ hơn, thì phần chênh lệch nhỏ hơn đó mới gọi là tiết kiệm. Còn việc giãn, giảm tiến độ đầu tư và cắt giảm các dự án chưa làm giảm xuống thì dùng từ "tiết kiệm cho NSNN" cũng chưa phù hợp.
- Khi bàn về cơ cấu chi ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, phải đưa tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 50% tổng chi; 30% dành cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ 20%. Bao giờ mới thực hiện được điều đó?
+ Nếu thực hiện được tỷ lệ này thì đã lành mạnh hóa được NSNN. Nhưng vấn đề là phương án đó có khả thi không. Bây giờ muốn giảm được chi thường xuyên, cái gốc của nó là phải giảm được nhân sự. Vậy làm thế nào giảm được biên chế.
Nếu khuyến khích người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cũng phải có quỹ tài chính để bù đắp. Nếu thực hiện thì ngay năm tài chính đầu tiên sẽ không giảm được chi ngân sách mà thậm chí còn tăng, nhưng những năm sau mới giảm được... Tôi cho rằng, nếu áp dụng chi thường xuyên khoảng 50% trong tổng chi ngân sách thì cần phải có lộ trình.
- Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà