Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 04/06/2025 - 14:45
(Thanh tra) - Ngày 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa tiếp tục là nội dung “băn khoăn”.
Báo cáo một số nội dung định hướng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về mặt hàng điều hòa, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thống nhất với đề xuất của cơ quan soạn thảo, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt dộ có công suất trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU.
Như vậy, dự thảo không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ có công suất từ 24.000 BTU trở xuống và loại có công suất trên 90.000 BTU.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Đ.X
“Nếu đã xác định điều hòa là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bắt buộc phải sử dùng rồi thì phải chẳng bỏ hết thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, thay vào đó có thể đánh thuế môi trường”, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.
Ông Thanh cho rằng, nếu mục tiêu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa để hạn chế phát thải khí nhà kính thì cần đánh thuế vào công nghệ mà điều hòa sử dụng.
Phát thải khí nhà kính thấp thì đánh thuế thấp, công nghệ phát thải khí nhà kính cao thì phải thuế cao. Như vậy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, mới có thể khuyến khích khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo,
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng hoan nghênh Chính phủ đã tiếp thu một bước ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, nâng mức công suất điều hòa không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 18.000 BTU lên 24.000 BTU.
Nhưng ông Tùng vẫn mong muốn nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, chuyển sang thuế môi trường với công nghệ hoặc loại ga điều hòa sử dụng.
“Thời tiết này mà không có điều hòa thì anh em chắc cũng không làm việc được”, ông Tùng nói và nhấn mạnh, bây giờ điều hòa rất thiết yếu, không chỉ cuộc sống gia đình mà cả cơ quan.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn. Ảnh: Đ.X
Giải trình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, điều hòa công suất từ 90.000 BTU trở xuống được sử dụng nhiều, tiêu thụ điện lớn, là một tác nhân khiến trái đất nóng lên do chất làm mát trong điều hòa, ảnh hưởng tiêu cực môi trường.
“Chúng tôi trao đổi với sứ quán tại một số nước, thậm chí mấy năm mới xin được cấp phép lắp một cái điều hòa. Lắp điều hòa người ta cũng không cho”, ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, tại kỳ họp vừa rồi, nhiều đại biểu vẫn có ý kiến đề nghị nâng mức công suất điều hòa thuộc diện không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì thế, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã có phương án tiếp thu quy định điều hòa từ 24.000 BTU trở xuống sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng thông tin, nếu nâng mức công suất điều hòa không chịu thuế lên 24.000 BTU thì ngân sách nhà nước sẽ giảm thu thêm khoảng 840 tỷ đồng.
Cho rằng, xăng và điều hòa đúng là thiết yếu, nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Tài chính Phan Văn Mãi, thực tế vẫn khuyến khích không sử dụng nhiều, sử dụng càng ít càng tốt. Cùng đó, ngay cả điều hòa nhiệt độ sử dụng công nghệ hiện đại nhất cũng không thể nói không phát thải mà chỉ ít hơn.
Từ đó, ông Mãi đề nghị nên tiếp cận theo hướng chuyển sang một đầu mối là thuế môi trường, còn mức thuế là bao nhiêu thì sẽ tính toán.
Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng bày tỏ băn khoăn việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có hàm lượng đường từ 5g/100ml. Theo ông Tùng, đây là câu chuyện về cơ sở khoa học vì giữa các nhà khoa học cũng còn có ý kiến khác nhau.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng
Cũng bày tỏ băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nói việc đánh giá việc nước giải khát có đường gây bệnh béo phì và các bệnh chưa rõ ràng.
Theo bà Hải, khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ định hướng thói quen tiêu dùng. Nếu nước giải khát có đường đắt lên, nhưng nhu cầu người sử dụng không thay đổi họ có thể chuyển sang các sản phẩm khác mà chưa thể kiểm soát được chất lượng, chẳng hạn thực phẩm, đồ uống đường phố.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, năm 2012 chỉ có 15 quốc gia áp thuế, nhưng đến nay đã có 107 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường.
Về thuế suất, theo ông Tuấn, các nước đều đánh thuế 20 - 40% nước giải khát có đường. Ông cho biết, Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam đều có ý kiến rất quyết liệt, đề nghị đánh thuế. “Bộ Y tế đề xuất đánh thuế cao tới 40%”, ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, bước đầu, Bộ Tài chính thiết kế mức thuế suất 8 - 10%, và lùi thời hạn áp dụng tới năm 2027 (8%) và từ 2028 mới tăng lên 10%.
“Lộ trình và mức thuế suất so với khu vực thế giới rất hợp lý nhằm tăng nhận thức, dần dần có tác dụng là giảm sử dụng nước giải khát có đường”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhìn nhận công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái đạt kết quả tích cực nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, Chính phủ quyết liệt ngăn chặn đẩy lùi tội phạm với tinh thần “không khoan nhượng, không có vùng cấm”.
Hương Giang
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn ngày nào hết bạo lực học đường, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói, là “ngày người lớn không đánh nhau nữa, khi đó trẻ em sẽ chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi”.
Hương Giang
Đông Hà
T. Minh
Hương Giang
Thái Hải
Đình Thuyết
T. Minh
Hương Giang
TS Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Trần Quý
Thiên Bình
Thiên Bình
Hương Giang
Trần Quý
Đông Hà