Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng và người dân đều lo ngại về an toàn đường sắt

Thứ hai, 14/08/2017 - 17:34

(Thanh tra) - Sáng nay (14/8), tại buổi làm việc giữa Tổ Công tác của Thủ tướng với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, an toàn đường sắt đang là vấn đề khiến Thủ tướng và người dân quan tâm, lo ngại.

Tổ trưởng Tổ Công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: TN

Thị phần đang giảm dần qua các năm

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thủ tướng giao Tổ Công tác một số nội dung cần làm rõ tại buổi làm việc này; yêu cầu Tổng Công ty báo cáo toàn bộ các giải pháp để bảo đảm cho vấn đề tăng trưởng.

“Tổng Công ty đã có giải pháp gì để tăng trưởng về sản lượng, doanh thu vận tải ngành Đường sắt năm 2017 để góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng.

Đồng thời ông cũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty làm rõ 6 vấn đề được sự quan tâm của cả nước.

Thứ nhất là tình hình sản xuất kinh doanh, công tác quản trị của Tổng Công ty.

Theo ông Dũng, doanh thu năm 2016 đạt 6.500 tỷ tuy nhiên so với 2015 là giảm 12%. Thời điểm hiện nay, khách hàng lựa chọn đi tàu kém hơn trước. Ngành Đường sắt kém sự cạnh tranh, trong đó có vấn đề về chất lượng dịch vụ, chất lượng vận tải, an toàn của ngành Đường sắt.

“Nói cách khác, thị phần giảm dần qua các năm. Những năm gần đây, vận tải hành khách giảm đáng kể”, Bộ trưởng nói, hạ tầng của ngành Đường sắt được đầu tư từ Bắc đến Nam, nhưng chất lượng hạ tầng, chất lượng tàu, ngày cả độ dốc, toa xe, đầu xe… ít được quan tâm nâng cấp chất lượng.

Ngay cả vấn đề kho bốc xếp, cảng bốc xếp, việc kết nối với hàng không, khu công nghiệp rất ít được quan tâm.

“Thủ tướng đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề nghị ngành Đường sắt có suy nghĩ để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần. Đi nước ngoài, thấy giá cước vận tải đường sắt rẻ nhất, an toàn nhất, ta hãy xem lại của chúng ta”, Tổ trưởng Tổ Công tác cho hay và lưu ý, hình như còn có tư tưởng bảo cấp đè nén, bao phủ lên trong nền kinh tế thị trường

Còn nhiều đường ngang dân sinh tự mở

Thứ hai là vấn đề an toàn đường sắt, chất lượng lao động và ý thức trách nhiệm của cán bộ, người lao động.

“Dư luận rất quan tâm và lo ngại. Tình hình tai nạn giao thông đường sắt tuy có giảm so với năm 2016 nhưng những vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến an toàn tàu chạy, liên quan đến hư hỏng toa xe, kết cấu hạ tầng đường sắt, thiệt hại về người, về của tạo ra những suy tư của người tham gia giao thông”.

Bộ trưởng dẫn ví dụ như sự cố tàu bị trật bánh tại ga Yên Viên (Hà Nội) hay việc điều hành cùng một lúc tàu vào ga Suối Vận (tỉnh Bình Thuận) tuy không thiệt hại lớn nhưng cho thấy, trách nhiệm kỷ luật, kỷ cương của cán bộ trực.

“Đây là vấn đề rất quan tâm, đề nghị ngành Đường sắt làm rõ”, Bộ trưởng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng.

Các vấn đề, kêu gọi đầu tư, xã hội hóa; đẩy mạnh khai thác hạ tầng; quản lý, thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo, nhất là các đường ngang dân sinh cũng được Thủ tướng đặt ra với ngành Đường sắt.

Theo ông Dũng, hiện còn nhiều đường ngang dân sinh tự mở. Vấn đề này, Tổng Công ty phối hợp với địạ phương thế nào, kể cả việc làm đường gom.

“Có đường gom thì không bao giờ có đường ngang. Chúng ta đã làm các rào chắn nhưng vấn để có đường ngang thì không có nghĩa lý gì cả. Vì vẫn có đường ngang thì vẫn có qua lại bình thường, tai nạn giao thông vẫn có”, Bộ trưởng lưu ý, hạn chế được mở đường ngang dân sinh thì sẽ hạn chế được tai nạn giao thông.

Cuối cùng, là vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn. Thủ tướng ghi nhận cổ phần hóa của Tổng Công ty làm khá sớm và khá tốt, nhưng thoái vốn đến nay chưa đạt yêu cầu.

“Container vận chuyển qua đường sắt chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, nếu có kết nối, có điều kiện về kho bãi, bốc dỡ...”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn chứng.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng Công ty rà soát lại toàn bộ chương trình mục tiêu, giải quyết gói 7.000 tỷ đầu tư nâng cấp hạ tầng đường sắt và báo cáo tiến độ. Đồng thời, rà soát các đường ngang, đường đi dân sinh, rà soát các điểm đen tai nạn giao thông.

Từ năm 2016 đến nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 57 nhiệm vụ. Đến nay đã thực hiện được 56 nhiệm vụ, còn 1 nhiệm vụ chưa thực hiện đã quá hạn.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm