Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 05/01/2022 - 22:26
(Thanh tra) - “Phấn đấu năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh; kinh tế phục hồi và phát triển; xã hội trật tự và kỷ cương; chủ quyền quốc gia được giữ vững; chính trị được ổn định; nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc
Ngày 5/1, diễn ra hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022.
Theo Thủ tướng, các nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ xác định trong năm 2022 với chủ đề 16 chữ: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Nhiểu điểm sáng trong năm 2021
Thủ tướng khái quát, năm 2021, Chính phủ và các địa phương đã cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu với nhiều điểm sáng.
Trong đó, dịch bệnh COVID -19 cơ bản được kiểm soát; kinh tế đang phục hồi tích cực. “Tính chung cả năm 2021, GDP tăng 2,58%, thấp hơn kế hoạch đề ra, song vẫn cao hơn năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp”, ông nói.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. Vốn FDI đăng ký ước đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm trước, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.
Đáng chú ý là điểm sáng xuất khẩu, khi thặng dư thương mại ở mức khá. Tổng kim ngạch vượt 668 tỷ USD tăng 22,6%, thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.
Cạnh đó, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo đạt nhiều tiến bộ vượt bậc. Các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân được chú trọng. Trong đó, đã dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 742 nghìn lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động; xuất cấp trên 158 nghìn tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
“Những năm trước, mỗi năm, bình thường chúng ta cố gắng làm an sinh xã hội nhiều nhất cho 1 triệu người, đã thấy khó khăn. Năm nay chúng ta tổ chức lo an sinh xã hội cho 42,8 triệu người trong thời gian kéo dài với khối lượng công việc rất gấp rút, “đường dài nhưng tốc độ phải nhanh”. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị”, Thủ tướng nêu rõ.
Ngoài ra, đã tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả….
Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người dịp Tết Nguyên đán
Thủ tướng nêu rõ dự báo tình hình năm 2022 có những thuận lợi, cơ hội nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. “Phải xác định như vậy để có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Đề cập một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, theo Thủ tướng, phải thần tốc về tiêm phủ vaccine; nhanh chóng về thuốc chữa bệnh, không để đầu cơ, tích trữ; đề cao ý thức người dân với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp về hành chính.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân + các biện pháp khác”, với 3 trụ cột chính về xét nghiệm, cách ly và điều trị.
Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Quản lý việc tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui xuân, hội nghị, Tết trồng cây... phù hợp với tình hình dịch bệnh, bảo đảm an toàn.
Thủ tướng nêu rõ, phải kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; hoàn thiện chương trình tổng thể phòng chống dịch.
Tập trung phục hồi, phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy
Về phục hồi và phát triển kinh tế, ông yêu cầu, tập trung phục hồi, phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy; hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, giữ đơn hàng. Bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết.
Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi; xử lý có hiệu quả các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém; thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, tập trung triển khai lập và phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
“Quy hoạch không thể nóng vội, phải bảo đảm công khai, minh bạch, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, không vì lợi ích cục bộ, lợi ích địa phương, lợi ích cá nhân, không chịu bất cứ một tác động tiêu cực nào”, Thủ tướng nêu rõ.
Cùng với đó, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới; tiếp tục phục hồi sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp; chuyển đổi nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp; khôi phục tổng cầu trong dịch vụ; phát triển văn hóa, xã hội…
Các bộ, các ngành, các địa phương cũng phải rất chủ động trong việc rà soát, tổng hợp các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, chỉ rõ điều nào, luật nào, nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung.
Ông đặc biệt nêu rõ, phải kiên quyết, kiên trì và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh, toàn diện.
Các cấp ủy Đảng thực hiện kiểm tra theo quy định của Đảng, các cấp, các ngành tổ chức thanh tra thường xuyên, phòng ngừa các sai phạm, không thể vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra giám sát, phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. “Không để lợi dụng công tác phòng chống dịch để trục lợi”, Thủ tướng yêu cầu.
5 rủi ro bên ngoài và 6 khó khăn, thách thức nội tại
Theo Thủ tướng, có 5 rủi ro chính bên ngoài trong năm 2021- 2022, đó là:
1. Dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến rất phức tạp, tiếp cận vaccine không đồng đều, dẫn đến kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều, bất bình đẳng gia tăng.
2. Kinh tế thế giới, trong đó có các nước lớn dự báo tăng trưởng chậm lại, sẽ giảm sức cầu thương mại, đầu tư đối với nước ta.
3. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn còn rất phức tạp, khó lường.
4. Rủi ro địa chính trị và thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.
5. Sức ép giá cả, lạm phát ở mức cao, một số nước bắt đầu thu hẹp các gói hỗ trợ, tăng lãi suất - đây là vấn đề Việt Nam chúng ta cần hết sức lưu tâm.
Cùng đó, nền kinh tế vẫn phải đói mặt với 6 khó khăn, thách thức lớn từ nội tại:
1. Dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp.
2. Thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội tăng thấp nhất trong nhiều năm. Giải ngân đầu tư công còn chậm, dù có nhiều chỉ đạo, đôn đốc và giải pháp quyết liệt (một phần là do dịch bệnh, phần khác là do nguyên nhân chủ quan...).
3. Thu ngân sách đạt kết quả tốt, nhưng nhiều khoản thu thiếu bền vững, áp lực thâm hụt ngân sách gia tăng.
4. Hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
5. Rủi ro nợ xấu gia tăng, đòi hỏi quyết sách rất khôn khéo.
6. Cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, một phần do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh