Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 04/06/2025 - 14:39
(Thanh tra) - Nhấn mạnh tiếp tục tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Thủ tướng chỉ đạo, 2 bộ (Y tế, Giáo dục và Đào tạo) mạnh dạn bàn giao bệnh viện, trường học, chuyển việc quản lý con người, cơ sở vật chất cho địa phương.
Chỉ đạo mạnh dạn bàn giao bệnh viện, trường học về địa phương quản lý được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, ngày 4/6.
Khó mấy cũng phải tháo gỡ vướng mắc về thể chế, pháp luật
Theo đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tình hình kinh tế - xã hội trong nước theo xu hướng tích cực. Song, dự báo kinh tế toàn cầu thời gian tới rất khó khăn, tăng chậm lại, trong khi mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong giai đoạn tiếp theo.
Chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng quán triệt phải thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ triển khai “bộ tứ trụ cột” theo 4 nghị quyết của Bộ Chính trị.
“Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam”, Thủ tướng nói. Ảnh: N.Bắc
Ông đặc biệt nhấn mạnh, các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật phải dứt khoát phải tháo gỡ. “Khó mấy cũng phải tháo gỡ" để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ, theo Thủ tướng, phải khuyến khích, ủng hộ, bảo vệ, phát huy tinh thần yêu nước, cống hiến, dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và có biện pháp phòng ngừa các vi phạm có thể xảy ra.
Nhiệm vụ nữa là tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó với thay đổi chính sách của các nước, trong đó có thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Song song là, khai thác tối đa các FTA đã có; khai thác các thị trường mới; thực hiện các giải pháp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.
Cùng với ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, Thủ tướng nêu rõ, quyết liệt tăng thu, tiết kiệm chi.
“Dứt khoát tiết kiệm 10% chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án lớn”, theo chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ.
Ông lưu ý, tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài; tập trung xử lý 2.212 dự án vướng mắc, tồn đọng kéo dài để giải phóng nguồn lực và chống lãng phí.
Khẩn trương trình Quốc hội cơ chế về sử dụng trụ sở dôi dư
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; khẩn trương trình Chính phủ các nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền.
Thủ tướng chỉ đạo, mạnh dạn bàn giao bệnh viện, trường học về địa phương quản lý. Ảnh: N.Bắc
Bộ Tài chính được yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án, trình Quốc hội các cơ chế, chính sách để sử dụng, phát huy hiệu quả các trụ sở cơ quan dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy, địa giới hành chính.
Giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung hoàn thiện tờ trình, báo cáo và dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục đào tạo; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
Bộ Y tế khẩn trương triển khai chương trình đưa 1.000 bác sĩ về cơ sở; tập trung hoàn thiện tờ trình, báo cáo và dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, công tác dân số và phát triển.
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn bàn giao các cơ sở y tế, giáo dục trên địa bàn, chuyển việc quản lý con người, cơ sở vật chất cho địa phương. Theo yêu cầu của Thủ tướng, các bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước và chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở.
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận) và phối hợp với Bộ Xây dựng trong quản lý, khai thác lưỡng dụng sân bay này.
Các bộ, cơ quan, địa phương cũng phải chuẩn bị lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình trên cả nước chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả kinh tế Việt Nam
Theo báo cáo tại phiên họp, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Cùng với đó, các chỉ tiêu bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt.
Tăng trưởng được thúc đẩy bởi cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Các dự án tồn đọng kéo dài, với tổng số vốn khoảng 240 tỷ USD và khoảng 347.000 ha đất đang được giải quyết tích cực.
Thút đầu tư nước ngoài tăng mạnh; tổng vốn FDI đăng ký 5 tháng đạt khoảng 18,4 tỷ USD, tăng trên 50%; vốn FDI thực hiện đạt trên 8,9 tỷ USD, tăng 7,9%. Điều này cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
“Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Dù kết quả đạt được là cơ bản, nhưng tình hình kinh tế- xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức.
Trong nước, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường bất động sản chưa được cải thiện nhiều, trong khi thị trường vàng còn diễn biến phức tạp.
Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không có xuất xứ, an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp. Thủ tục hành chính có nơi còn rườm rà.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn ngày nào hết bạo lực học đường, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói, là “ngày người lớn không đánh nhau nữa, khi đó trẻ em sẽ chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi”.
Hương Giang
(Thanh tra) - Từ ngày 18 đến 26/6, tỉnh Hưng Yên bắt đầu triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 39 xã, phường mới thành lập. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm sẵn sàng cho việc vận hành chính thức từ tháng 7/2025, sau khi các đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đông Hà
T. Minh
Hương Giang
TS Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Trần Quý
Thiên Bình
Thiên Bình
Hương Giang
Trần Quý
Đông Hà
Trần Lê
T. Minh
Hương Giang
Bùi Bình
Thu Hằng