Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 08/09/2018 - 16:34
Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Công nghiệp trăm tỷ đô
Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thời gian qua, Bộ đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và doanh nghiệp.
Nhờ đó, gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường tại 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước và Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới; sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số).
Mục tiêu trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 nước có mạng viễn thông phát triển nhất thế giới.
Với trên 28.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin, 900.000 lao động, công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, đạt tăng trưởng trên 20%/năm trong hơn 10 năm qua.
Năm 2017 là năm ngành công nghệ thông tin có tốc dộ tăng trưởng cao, đạt khoảng 35,3%, doanh thu đạt 91,6 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần cứng điện tử đạt 81,6 tỷ, phần mềm 3,8 tỷ, dịch vụ công nghệ thông tin 5,4 tỷ, và nội dung số 800 triệu USD, xuất khẩu 83,4 tỷ USD, đóng góp 39.253 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Bên cạnh đó, với việc triển khai Chính phủ điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Văn phòng Chính phủ là hai hạt nhân triển khai xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, nâng cao Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.
Thị trường bưu chính đang tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng 35% đến 40%/năm, trong khoảng10 năm nữa, Bưu chính sẽ vượt Viễn thông về doanh thu.
Xây dựng chính sách “kinh tế báo chí”
Góp ý với Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị Bộ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông nhằm khắc phục một số hạn chế hiện nay như tình trạng vi phạm tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí; hoạt động của các trang tin điện tử, công ty công nghệ cung cấp thông tin và công ty truyền thông; tồn tại trong vấn đề tên miền; việc xử lý sai phạm chưa đủ sức răn đe...
Cùng với đó là khẩn trương thực hiện quy hoạch báo chí nhằm tạo điều kiện để các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, Nhà nước. Tiếp tục sắp xếp lại hệ thống các nhà xuất bản cho phù hợp với tình hình hoạt động.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Đặc biệt, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh đến yêu cầu cần xây dựng chính sách “kinh tế báo chí,” “kinh tế xuất bản” phù hợp để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản hoạt động thuận lợi hơn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Chỉ ra những bất cập trong chính sách, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị khắc phục tình trạng “bảo hộ ngược” đối với các nhà cung cấp mạng xã hội xuyên biên giới sao cho khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát huy tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực này, qua đó tăng sức cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài để thu hút người dùng.
Đi liền với đó là nâng cao tính chịu trách nhiệm pháp lý đối với người sử dụng mạng xã hội trong việc cung cấp thông tin; khắc phục nạn tin giả, gây tâm lý hoang mang, hậu quả nghiêm trọng trong xã hội.
Dẫn dắt công nghệ 4.0 của Việt Nam
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp vào khát vọng của dân tộc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ cần làm tốt việc tạo ra môi trường phát triển thuận lợi trong lĩnh vực công nghệ cao; phải giữ vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số và công nghệ 4.0 của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Cùng với đó, Bộ cần làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, mạng xã hội; trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực... phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Đánh giá các mặt công tác của Bộ, Thủ tướng cho rằng trong khó khăn chung của cả nước, Bộ đã có sự tăng trưởng cao về công nghệ thông tin, viễn thông. Lĩnh vực báo chí truyền thông cũng đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Ngày càng xuất hiện nhiều nhân tài, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ tỷ đô.
Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Bộ cũng đã chủ trì cùng các cơ quan bước đầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
“Quyền Bộ trưởng mới đã đoàn kết, thống nhất anh em, tập trung, tập hợp lực lượng khoa học công nghệ và doanh nghiệp,” Thủ tướng nói và biểu dương, đánh giá cao những cố gắng lớn lao của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được trong thời gian qua.
Chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của ngành, Thủ tướng nêu rõ việc triển khai quy hoạch báo chí chậm; công tác quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập; vẫn diễn ra tình trạng báo chí bị thương mại hóa, đăng tải hình ảnh thiếu nhân văn, phản giáo dục, tác dụng tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí; thông tin phản bác, khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời. Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, chậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm.
Cho biết Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới; một trong những nước đứng đầu tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị di động đa phương tiện, Thủ tướng cũng cho rằng trong công tác quản lý, phòng chống, khắc phục vẫn còn lúng túng, bị động...
Quản lý mạng xã hội hiệu quả hơn
Về phương hướng nhiệm vụ của ngành, nhắc đến yêu cầu tiến tới một nền kinh tế số, Chính phủ số, thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng thành phố thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh, Thủ tướng nêu rõ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hướng dẫn việc triển khai những định hướng này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đội ngũ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu làm tốt sứ mệnh của bộ và doanh nghiệp trong quản lý và phát triển công nghệ, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội, hun đúc sức mạnh tinh thần của đất nước.
Giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ cần khẩn trương triển khai quy hoạch báo chí; phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đảm bảo khách quan, chính xác, đầy đủ kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như những biện pháp mới của Chính phủ và các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đấu tranh phản bác đối với các luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc, xử lý nghiêm những vi phạm.
Bộ phải chú trọng việc chỉ đạo cơ quan báo chí nâng cao vai trò quản lý, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh người làm báo trong kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt Bộ cần có giải pháp giám sát, quản lý mạng xã hội hiệu quả hơn; ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào việc phân tích, dự báo xu thế thông tin về những vấn đề nổi cộm hiện nay.
Ngoài ra, cần tăng cường quản lý hoạt động xuất bản; tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông. Bộ cần chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu để đào tạo doanh nghiệp khác trong tiến trình của cách mạng công nghiệp 4.0.
Thủ tướng lưu ý Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu chế tạo để Việt Nam “từ nước nhập khẩu chuyển thành nước sản xuất sản phẩm này, từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm.”
Đi đôi với các nhiệm vụ trên là việc tăng cường ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm thông tin mang thương hiệu made in Việt Nam, đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ thông tin. Đồng thời, tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính sao cho “Bộ Thông tin và Truyền thông là nơi đề xuất Chính phủ và tự mình theo thẩm quyền xây dựng những môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân phát triển”./.
Theo Quang Vũ/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền