Theo dõi Báo Thanh tra trên
(Theo Vũ Dũng/VOV1)
Thứ bảy, 01/08/2020 - 20:07
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải thực hiện mục tiêu kép, chống dịch Covid-19 đang phức tạp trở lại và nỗ lực thực hiện giải ngân hết vốn đầu tư công.
Các đại biểu dự hội nghị
Kết luận buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long sáng nay (1/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với các địa phương và các bộ về việc sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2031-2030, tầm nhìn 2050, dự kiến được phê duyệt vào cuối năm nay.
Trong đó cần hoàn thành sớm một số nội dung như hạ tầng cứng để kịp thời đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải thực hiện mục tiêu kép, chống dịch Covid-19 đang phức tạp trở lại và nỗ lực thực hiện giải ngân hết vốn đầu tư công, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu đề ra.
Phát biểu tại hội nghị, đa số lãnh đạo các địa phương đều cam kết nỗ lực phòng, chống đại dịch Covid-19, khắc phục hạn hán, mặn xâm nhập, bảo vệ sức khỏe của người dân. Cùng với đó là nỗ lực giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch, một số tỉnh cảm kết không thay đổi các mục tiêu kinh tế xã hội năm nay như Sóc Trăng. Cùng với việc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, một số địa phương đề nghị Thủ tướng đồng ý cho phép mở rộng một số diện tích các khu công nghiệp để đón đầu dòng vốn đầu tư có thể dịch chuyển vào nước ta.
Vùng có lợi thế cung cấp lương thực, thực phẩm, nhưng ngoài ra còn cả kinh tế biển, năng lượng sạch, dịch vụ logistic. Do đó cần đầu tư khai thác các thế mạnh này, đặc biệt là phát triển tuyến đường ven biển từ Thành phố Minh đi Cà Mau, nhưng không nên dựa hoàn toàn vào nguồn lực đầu tư từ ngân sách mà cần tổ chức một hội nghị bàn cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư khác. Qua đó để các địa phương phát triển các tuyến dân cư, đô thị ven biển, các công trình chống mặn xâm nhập. Bên cạnh đó là sớm triển khai tuyến cao tốc từ Cần Thơ đi Cà Mau, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và một số địa phương cho rằng, tiến độ quy hoạch vùng đang bị chậm, có thể đến cuối năm sau mới xong. Do đó phải sớm có quy hoạch vùng để các địa phương có thể tiến hành hoàn thiện quy hoạch của địa phương cho phù hợp với quy hoạch vùng. Điều này còn có ý nghĩa là để kịp kỳ kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025, nếu không sẽ chậm hẳn một kỳ kế hoạch 5 năm tới.
Bến Tre cũng đề nghị Thủ tướng đồng ý để các địa phương trong vùng phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư cấp vùng thay vì cấp địa phương, để góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công nghiệp của cả vùng. Qua đó, góp phần cơ cấu lại kinh tế của cả vùng.
Cà Mau và một số địa phương đề nghị các bộ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung một số dự án điện sạch trên địa bàn vào quy hoạch quốc gia, bởi có nhiều nhà đầu tư tiềm năng đang mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt nhiều địa phương cho biết sẵn sàng phối hợp với các bộ để bàn cơ chế huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng thay vì dựa vào nguồn ngân sách nhà nước.
Nhiều địa phương cam kết giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm nay trước khi kết thúc năm, đồng thời bày tỏ mong muốn được Thủ tướng điều chuyển thêm vốn để các địa phương đầu tư vào các dự án cấp bách trên địa bàn, như Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang…
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành đều cho rằng, cần thành lập hội đồng vùng, bởi nguồn lực đầu tư có hạn mà nhu cầu đầu tư rất lớn, nên cần có những đầu tư mang tính đột phá. Đối với vấn đề giao thông mà các địa phương quan tâm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, quy hoạch đường ven biển đã có từ năm 2010 và đề nghị các địa phương phối hợp với bộ để huy động vốn, triển khai trên địa bàn. Cùng với cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận sẽ thông xe cuối năm nay, Bộ trưởng cho biết, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được Bộ phối hợp với các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long giải phóng mặt bằng và cố gắng khởi công vào tháng 12 năm nay. Đối với đoạn cao tốc Cần Thơ – Cà Mau thì hiện Bộ đang nghiên cứu để sớm triển khai.
Đối với phát triển các dự án năng lượng trong vùng, một thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tán thành với các địa phương về việc bổ sung các dự án điện gió vào quy hoạch sơ đồ điện quốc gia, nhưng phải cân đối cho phù hợp với khả năng chịu tải và đáp ứng yêu cầu giải tỏa công suất của hệ thống truyền tải.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thì cho biết đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng các khu công nghiệp và đề nghị các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm đề xuất cụ thể.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vị thế, địa thế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với đất nước. Dù mặn xâm nhập, hạn hán, nhưng vùng đã có sự chủ động, Chính phủ đã chỉ đạo sớm, nên thiệt hại chỉ 7,2% so với năm 2016. Các tỉnh cũng đã phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả, quyết liệt, số ca mắc rất thấp. Toàn vùng cũng đã có sự tăng trưởng giai đoạn vừa qua, đảm bảo đời sống cho nhân dân.
Thủ tướng đánh giá cao lãnh đạo nhiều địa phương tại hội nghị đã nêu nhiều ý kiến thể hiện tâm huyết, quyết tâm cao đưa vùng phát triển vùng. Các ý kiến có chiều sâu, có tính liên vùng, liên kết vùng. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đây là yếu tố quan trọng đưa vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ thời gian tới. Hầu hết các địa phương đều quyết tâm giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm nay, một số tỉnh quyết tâm không điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Trong thu hút đầu tư, nhiều địa phương đều xác định không dựa dẫm vào vốn ngân sách mà huy động đầu tư xã hội để phát triển, gồm cả đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân. Cùng với đó là đưa ra một số dự án quan trọng để thu hút đầu tư trong giai đoạn tới. Những điều đó cho thấy có sự đoàn kết và chia sẻ tầm nhìn phát triển của vùng.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại của vùng, trong đó nửa đầu năm nhiều tỉnh tăng trưởng âm, toàn vùng tăng trưởng thấp. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; một số chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới chưa đạt như mong muốn; đô thị hóa chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; du lịch có phát triển nhưng nhiều nơi còn chưa khai thác được tiềm năng, nhất là du lịch sinh thái; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Tỷ lệ huy động học sinh đi học thấp hơn cả nước; lao động qua đào tạo thấp; kết nối và cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa đồng đều.
Về yêu cầu đặt ra thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ tiếp tục đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, thúc đẩy mở rộng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện cơ chế chính sách, khắc phục chồng chéo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao nhiệm vụ cho các địa phương. Chính phủ và địa phương cũng phải lo hệ thống, nhưng xếp thứ tự ưu tiên cả vốn nhà nước và ODA cho các dự án quan trọng trên địa bàn, trong đó có cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương - Mỹ Thuận, Cần Thơ-Cà Mau; đường ven biển;
Thủ tướng cũng chỉ đạo chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ở các địa bàn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Các địa phương phải có trách nhiệm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong lúc khó khăn hiện nay. Lãnh đạo địa phương phải quan tâm hệ thống doanh nghiệp, không để đổ vỡ hệ thống doanh nghiệp địa phương. Cùng với đó là quan tâm người nghèo, công nhân lao động, người có hoàn cảnh khó khăn đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19.
Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, cần động viên, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội, chia sẻ với khó khăn với nhân dân, công nhân lao động trong lúc khó khăn do đại dịch Covid-19.
Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng đặt vấn đề phải luôn có sự bình tĩnh trước dịch bệnh, phát huy ý chí và quyết tâm như truyền thống của dân tộc để vượt qua khó khăn. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng cần cảnh giác, kịp thời ứng dụng khoa học công nghệ truy vết bao vây ngay khi có ổ dịch phát triển.
Đối với phát triển kinh tế, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cố gắng thúc đẩy mọi giải pháp để có thể tăng trưởng dương; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng không thấp hơn cả nước. Một giải pháp quan trọng đó là bằng mọi biện pháp giải ngân 100% vốn đầu tư công. Theo đó phải giao ban hàng tuần, họp HĐND hàng tháng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu; Bí thư, chủ tịch tỉnh phải tham gia hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng thi công các dự án.
Ngoài các lĩnh vực kinh tế truyền thống thì cần chú ý phát triển một số loại hình kinh tế mới như kinh tế số, phát triển đô thị và kinh tế đô thị, kinh tế ban đêm…
Tán thành với các địa phương và các bộ về việc sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2031-2030, tầm nhìn 2050, dự kiến được phê duyệt vào cuối năm nay, Thủ tướng cho rằng, quy hoạch này cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là phát huy tính liên kết nội vùng và liên kết vùng. Trong quy hoạch phải hoàn thành sớm một số nội dung, trong đó có hạ tầng cứng để kịp thời đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Đối với phát triển nông nghiệp, Thủ tướng đề nghị hướng vào phát triển nông nghiệp giá trị gia tăng cao, thích ứng biến đổi khí hậu với ba trọng tâm là thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo chất lượng cao.
Trong phát triển công nghiệp thì đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu;phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp. Thúc đẩy hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại cấp tiểu vùng nằm ở các đô thị trọng điểm, các khu kinh tế biển, trung tâm logistic, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến lễ ra mắt Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025 được ra mắt. Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 6 vừa qua./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương