Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/06/2019 - 21:25
(Thanh tra) – "Tăng tuổi nghỉ hưu lên phụ nữ sẽ có thêm cơ hội trong lao động, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm. Bởi hiện có nhiều phụ nữ bị thiệt thòi trên con đường thăng tiến do bị giới hạn của tuổi nghỉ hưu”, ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Bắc Giang) nói.
ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Bắc Giang). Ảnh QH
Chiều ngày 12/6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
Tăng tuổi nghỉ hưu là chín muồi
Liên quan đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Còn phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cho ý kiến, ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Bắc Giang) bày tỏ quan điểm đồng tình với phương án 1. Theo nữ ĐB, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã quy định được 60 năm, nhưng đến nay trước yêu cầu phát triển đất nước và sức khỏe của người dân đã được nâng lên, nên việc tăng tuổi nghỉ hưu là chín muồi, nhất là trong tương lai chúng ta sẽ thiếu lao động.
“Đặc biệt, hiện lượng hưu của nữ chỉ bằng 84% so với nam. Tăng tuổi nghỉ hưu lên phụ nữ sẽ có thêm cơ hội trong lao động, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm. Bởi hiện có nhiều phụ nữ bị thiệt thòi trên con đường thăng tiến do bị giới hạn của tuổi nghỉ hưu”, bà Hà cho hay.
ĐB Đoàn Bắc Giang đề nghị, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu rà soát, đưa ra các căn cứ khoa học, thực tiễn về các ngành nghề hoặc các đối tượng lao động đặc thù nào cần được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn và thấp hơn là bao nhiêu.
Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách khác về lao động và an sinh xã hội một cách tổng thể và cần được tuyên truyền đầy đủ để tạo ra sự đồng thuận khi triển khai thực hiện.
“Cân nhắc để không đánh mất cơ hội cho tuổi trẻ”
Ở quan điểm khác, ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc tăng tuổi nghỉ hưu.
Theo ĐB, tăng tuổi nghỉ hưu phải tính toán, cân nhắc thật kỹ lưỡng, tính đến nhu cầu việc làm cho giới trẻ và một bộ phận không nhỏ lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc khi đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nhất là lao động phổ thông, cán bộ, công chức, viên chức bình thường.
ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp)
“Tăng tuổi hưu như tờ tình cần cân nhắc để không đánh mất cơ hội cho tuổi trẻ. Nên chăng, tuổi nữ tăng đến 58, nam 62 là đủ và đây cũng là nguyện vọng không nhỏ của cán bộ công chức, viên chức và người lao động bình thường”, ông Hòa nói.
ĐB Đoàn Đồng Tháp đề nghị, với những đối tượng đến tuổi nghỉ hưu như luật hiện hành mà làm năng suất không cao, “sáng vác ô đi, chiều vác ô về” nhưng vẫn ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” lại không muốn nghỉ hưu, chờ đến đúng tuổi mới chịu nghỉ theo dự thảo luật. Do đó, cần quy định tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quyền cho nghỉ hưu để ưu tiên vị trí việc làm cho tuổi trẻ nhiệt huyết, năng lực để đảm đương nhiệm vụ.
“Vấn đề này có tác dụng là kích thích người cao tuổi làm việc có năng suất, nếu không muốn nghỉ hưu trong tuổi theo lao động bình thường”, ông Hòa phát biểu.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Sơn (Đoàn Hà Tĩnh) nhìn nhận, “cần tăng tuổi nghỉ hưu song phải thận trọng xem xét đối tượng ngành nghề như giáo dục mầm non, lao động độc hại có thể cho nghỉ hưu sớm 5-10 tuổi. Bên cạnh đó, có những ngành nghề có thể tăng thêm tuổi lao động từ 5-7 tuổi”.
Theo ĐB Sơn, cần có danh mục các ngành nghề tăng và ngành nghề cho nghỉ hưu sớm và QH cần phải thảo luận và ban hành danh mục này.
Trước vấn đề trên, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu các nước khác cũng gặp phải khó khăn nhưng phải quyết định sớm khi còn thặng dư.
Thường thì người lao động và người dân không đồng tình nhưng vì lợi ích quốc gia, các nước đều quyết định nâng tuổi nghỉ hưu như: Nga, Anh, Pháp.
Bộ trưởng nhấn mạnh, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo 3 nhóm, thứ nhất là lao động bình thường; thứ hai không tăng ở các nhóm ngành nghề lao động độc hại và có thể cho nghỉ hưu sớm; thứ ba là nhóm nghỉ hưu muộn được quy định cụ thể là 17 thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, nữ Thứ trưởng, và các nhà khoa học, quản lý.
Vấn đề khác được các ĐB đề cập tới là việc làm thêm giờ của người lao động. Theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh, nếu đặt vấn đề làm thêm giờ mà chỉ nhìn ở góc độ để thuận lợi cho người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ, có vẻ như quan tâm đến lợi ích của người lao động. Còn người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ phải thỏa thuận và được sự đồng ý.
Bà Tâm nhận định, nếu xét ở góc độ trên thấy thực sự không có mâu thuẫn, nhưng nhìn vào bản chất vấn đề và sự tiến bộ xã hội thì đặt vấn đề làm thêm giờ là đi ngược lại với tiến bộ xã hội.
“Chúng ta thử tính một năm người lao động làm bao nhiêu giờ, họ có bao nhiêu thời gian nghỉ ngơi, thời gian phục vụ các nhu cầu khác như xây dựng gia đình, chăm sóc con, học tập, nghỉ ngơi… Nếu đặt vấn đề công nhân có nhu cầu làm thêm giờ không, tôi cho rằng đã hiểu không đúng bản chất vấn đề. Còn nói công nhân có cần làm thêm giờ không, họ rất cần. Cần để có thêm thu nhập, bởi vì với đồng lương hiện nay so với trang trả mọi nhu cầu của cuộc sống tối thiểu thì nó còn eo hẹp”, ĐB Tâm nói.
Vẫn theo ĐB bà Tâm, ai cũng có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo con, chứ không thể có nhu cầu đi làm quần quật suốt ngày mười mấy tiếng.
“Tôi nghĩ, QH phải đưa ra chính sách làm sao để người công nhân làm ít giờ mà tiền lương, thu nhập tăng lên… “, nữ ĐB đề nghị, QH nên bàn theo hướng đưa chính sách gì vào Bộ luật Lao động (sửa đổi) để cải thiện thu nhập của người lao động, đồng thời để họ có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con cái.
Tranh luận với ĐB Quyết Tâm, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng, việc làm thêm giờ là tự nguyện chứ không bắt buộc.
“Con người sinh ra bình đẳng như nhau, ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, do vậy có quyền làm thêm giờ để thêm thu nhập cho gia đình có cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó cần đưa ra quy định rõ ràng đối với một số nghề nghiệp có nguy cơ gây nguy hiểm như lái xe buýt, lái xe đường dài chỉ được hoạt động đúng giờ quy định sau đó phải nghỉ không cho tăng thêm giờ, thậm chí quy định số giờ”, ĐB Tuấn nói.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền