Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng thẩm quyền điều tra cho công an xã: Vẫn lo ngại

Thứ năm, 02/04/2015 - 22:47

(Thanh tra) - Hôm nay (2/4), Ủy ban Tư pháp thẩm tra và cho ý kiến dự thảo Luật tạm giam, tạm giữ (TGTG), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự với điểm nhấn quan trọng là làm thế nào để không xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình đối với người bị TGTG; có nên giao thẩm quyền điều tra cho công an cấp xã…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga lo ngại, với tình độ chuyên môn, nghiệp vụ đầu vào như hiện nay của công an xã, nếu giao thẩm quyền điều tra sẽ khó bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Ảnh: Thảo Nguyên

Bảo đảm quyền người bị TGTG

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, người bị TGTG chưa bị coi là có tội nên ngoài việc bị hạn chế một số quyền thì họ vẫn được đảm bảo các quyền khác. Tuy nhiên, trong dự thảo qui định theo hướng vừa cho phép thực hiện quyền và vừa hạn chế một số quyền của người bị TGTG dễ dẫn đến bỏ sót các quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã qui định cũng như gây khó khăn cho quá trình thực hiện nếu luật khác có sửa đổi, bổ sung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cho nên, theo Ủy ban Tư pháp phải quy định rõ trong luật những quyền gì bị hạn chế mà không giao cho Chính phủ, bộ, ngành qui định.

Hơn nữa, việc qui định cho phép áp dụng biện pháp kỷ luật cùm chân đối với người vi phạm nội qui của cơ sở giam, giữ là chưa phù hợp, có thể dẫn đến vi phạm quyền con người vì họ chưa phải người có tội chỉ nên áp dụng biện pháp cách ly ở buồng giam kỷ luật, không cho tiếp xúc với người bị TGTG khác là phù hợp.

Nhấn mạnh thời gian qua có những vụ bức cung, nhục hình nghiêm trọng, nhưng không xác định trách nhiệm người quản lý cơ sở giam, giữ, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Phạm Xuân Thường cho rằng cần trang bị phương tiện giám sát. Nhiều ý kiến cũng đề nghị thiết kế các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát việc hỏi cung, việc trích xuất bị can, bị cáo, người bị tạm giữ để lấy lời khai, việc kiểm tra sức khỏe của người bị TGTG trước và sau trích xuất… để có căn cứ cho các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện.

Công an xã được điều tra - Cân nhắc?

Dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ, lấy lời khai, vẽ sơ đồ hiện trường, khám người, thu giữ, tạm giữ và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, dẫn giải người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần phải cân nhắc và dẫn chứng, thực tiễn có việc công an viên đã dùng dép để đánh người được gọi lên để giải quyết một vụ tranh chấp, sau đó dùng dùi cui đánh gãy 4 xương sườn, giám định thương tích 16% mà công an xã vẫn lập biên bản là người này tự ngã. “Trong trường hợp giao thẩm quyền mang tính chất điều tra, thì lực lượng phải được đào tạo về chuyên môn. Nếu giao như thế này thì lực lượng đầu vào của công an xã phải khác, không thể là bán chuyên trách. Với trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ  đầu vào như hiện nay thì khó bảo đảm quyền con người, quyền công dân”, bà Nga nói.

Trái quan điểm, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Phạm Xuân Thường cho rằng, nếu phải chờ cơ quan cấp trên sẽ rất khó, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo. “Công an cấp xã giữ người, lập biên bản, đấy là những chứng cứ đầu tiên rất quan trọng, chúng ta đừng vài vụ xảy ra ở cấp xã mà cho rằng không nên giao thẩm quyền này cho cấp xã. Vấn đề là giao đến đâu, giao như thế nào, có như vậy thì mới sử dụng được chứng cứ ban đầu giúp cho việc xác định tội phạm cũng như kết tội sau này chuẩn xác hơn”. 

Đề nghị cơ quan thuế không được giao nhiệm vụ điều tra

Thẩm tra Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, nhiều kiến đề nghị không bổ sung qui định cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vì đặc thù công việc của cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán chủ yếu làm việc trên giấy tờ, tài liệu tại trụ sở, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên trách. Nhưng có thể cân nhắc việc bổ sung kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm