Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/06/2015 - 06:27
(Thanh tra) - Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội, nhấn mạnh, nếu quy định tòa án được giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng dễ dẫn đến tùy tiện, lạm dụng, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên rất lớn, dẫn đến khiếu kiện triền miên, kéo dài…
ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự tuy khó nhưng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân. Ảnh: Thảo Nguyên
Hôm qua (15/6), QH dành cả ngày thảo luận tại Hội trường Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) (sửa đổi). Quy định, “tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi kịch liệt.
“Dễ tùy tiện, lạm dụng”
Đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp đều đề nghị bỏ quy định này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phân tích, quy định này học tập của các nước tiên tiến. Nhưng các nước tiên tiến áp dụng chủ yếu theo hệ thống án lệ, nơi mà tòa án có quyền giải thích luật và án lệ là nguồn luật. “Nghe có vẻ văn minh, nhưng mọi thứ phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Mà thực tiễn của Việt Nam không có vụ việc như vậy. Các điều luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đủ tính khái quát để xử lý tất cả các hành vi liên quan, không có hành vi nằm ngoài hệ thống pháp luật”, ông Quyền nhấn mạnh.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lưu ý, cho phép áp dụng điều luật đó là cho phép áp dụng ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng khi xem xét một vấn đề. Điều đó, dễ dẫn đến tính tùy tiện, tính lạm dụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên rất lớn, kéo theo đó là khiếu kiện triền miên, kéo dài. “Ở các nước tiên tiến, thẩm phán, công tố người ta gần như tuyệt đối vì cái chung. Còn ta tri thức tư pháp của người tiến hành tố tụng, tính đạo đức, tính công khai, minh bạch, tính chỉ vì cái chung thôi chưa phải tuyệt đối, qua các báo cáo chúng ta đã thấy rồi. Đây là quy định chưa thể áp dụng ở Việt Nam được. Chính vì vậy, tôi hoàn toàn phản đối”, ĐB Nguyễn Đình Quyền nói.
Hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng, hiện Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về thủ tục, trình tự công nhận án lệ. Dự thảo cũng chưa làm rõ được trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, TAND áp dụng án lệ như thế nào? Tiêu chí, điều kiện để áp dụng án lệ?… Cho nên, cần phải cân nhắc, thận trọng.
Không quy định, dân lại phải đi “loanh quanh”
Tuy nhiên, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành với Dự thảo. ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, tuy khó khăn, đòi hỏi cao năng lực của thẩm phám nhưng sẽ giải quyết được các bất cập hiện nay, thể hiện sự đổi mới, cải cách tư pháp, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, chứ không thể thấy khó mà không làm. “Có ý kiến lo lắng là thể hiện sự thận trọng. Nhưng không quy định thì không thể hình thành án lệ, tập quán pháp và không biết phải chờ đợi đến bao giờ mới có đủ điều kiện”, ĐB Hùng nói.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh, Nhà nước không thể từ chối người dân để bảo vệ quyền lợi của họ. “Lâu nay, khi từ chối 1 vụ khiếu nại, khiếu kiện của người dân chưa tới toà thì thư ký đã bác rồi. Điều khoản này cho thấy được trách nhiệm của toà đối với dân”, ĐB Trần Du Lịch đánh giá cao điều khoản được ông cho là điểm mới nhất, đáng ghi nhận nhất trong Dự thảo Luật sửa đổi lần này.
Đồng quan điểm, theo ĐB Phạm Văn Hà (Nghệ An), lâu nay dân cầm đơn đề nghị tòa giải quyết nhưng cũng không có cơ quan nào giải quyết và người dân lại tiếp tục cầm đơn đến cơ quan hành chính Nhà nước, lên Trung ương cũng không có người giải quyết, “dân lại đi loanh quanh khiến đời mỏi mệt”. “Tôi đồng ý là tòa án không được từ chối và cần thiết để bảo vệ quyền công dân”, ĐB Hà bày tỏ quan điểm và nhấn mạnh, tòa có nhiệm vụ bảo vệ công lý, con người, quyền công dân, do vậy giao cho tòa là phù hợp. Ngay ở các thôn, bản không có luật, già làng, trưởng bản vẫn giải quyết các vụ việc ở địa phương tốt, khách quan, công bằng.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà