Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 28/11/2013 - 10:16
(Thanh tra) - Đó là ý kiến chung của đa số đại biểu khi thảo luận tại hội trường về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ) ngày 27/11.
Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Minh Kha phát biểu ý kiến . Nguồn: na.gov.vn
Vận tải đường thủy cần lập quy hoạch tổng thể, quản lý thống nhất
Theo quy định của Luật GTĐTNĐ năm 2004 thì đường thuỷ nội địa là luồng trên sông, kênh rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh được tổ chức, quản lý. Thực tế hiện nay, cả nước có hơn 80.577km sông, kênh, rạch, trong đó có gần 42.000km có hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước mới tổ chức, quản lý được hơn 19.000km (chiếm tỷ lệ 45% số km có hoạt động giao thông đường thuỷ) do khó khăn về kinh phí, đặc biệt đối với các địa phương. Trong khi đó, trên các sông, kênh chưa được tổ chức quản lý, hoạt động GTĐTNĐ của nhân dân vẫn diễn ra mà không chịu sự điều chỉnh của Luật GTĐTNĐ năm 2004.
Nhiều đại biểu cho rằng, công tác quy hoạch phát triển GTĐTNĐ phải được gắn kết và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, của các ngành. Do đó, Dự thảo Luật cần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương liên quan tới phê duyệt quy hoạch. Nhà nước cần có chủ trương và chính sách đầu tư khai thác GTĐTNĐ để phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần quy định cơ chế tài chính cho thuê khai thác hạ tầng CTĐTNĐ .
Đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) nhận định việc quy hoạch tổ chức, quản lý khai thác và đặc biệt là đầu tư cho GTĐTNĐ còn nhiều bất cập, nếu không muốn nói là yếu kém từ quy hoạch đến hạ tầng cơ sở, từ khai thác, cứu hộ, cứu nạn đến bảo vệ môi trường; quy hoạch cho GTĐTNĐ không được xây dựng tổng thể mà thường làm từng mảng, từng khúc nên rất manh mún và gây rất nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị Chính phủ cho tiến hành quy hoạch tổng thể, có thể giao cho một đầu mối ví dụ Bộ Giao thông Vận tải để quy hoạch các hệ thống lưu vực sông, kênh, rạch, sau đó phân lại cho từng bộ, ngành khai thác đúng lĩnh vực của mình. Chỉ có như vậy mới không có hiện tượng chồng chéo, thiếu gắn kết và ai cũng chỉ biết khai thác riêng lĩnh vực của mình gây hậu quả không tốt cho nhau và cho nhân dân.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng về quy hoạch phát triển và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ, Điều 10 cần cụ thể hóa yêu cầu của Nghị quyết số 13, Nghị quyết Trung ương, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đồng bộ để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường thủy. Cách làm quy hoạch hiện nay không có sự thống nhất với quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch tổng thể nên kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ hiện nay rất manh mún. Vấn đề công khai quy hoạch còn yếu do vậy Điều 10 nên bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTĐTNĐ phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch lưu vực sông phù hợp với các quy định khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng.
Liên quan đến điều kiện hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trên ĐTNĐ, hoạt động đăng ký, đăng kiểm. Các đại biểu đề nghị bổ sung các quy định cho rõ ràng về việc đăng ký, đăng kiểm thủ tục đăng ký phải thông thoáng, phân cấp hợp lý để các phương tiện được đăng ký và quản lý tốt. Đề nghị phân cấp trong việc quản lý cách đăng ký cho các địa phương. Luật này cần phải rà soát, bổ sung các quy định, quy chuẩn về các quy định, quy chuẩn, kỹ thuật như trọng tải, sức chứa, niên hạn sử dụng, thiết bị an toàn nhất là đối với các phương tiện vận tải hành khách. Nhằm đảm bảo tạo một hành lang pháp lý, đẩy mạnh hoạt động GTĐTNĐ an toàn trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong thời gian sắp tới.
Cần bổ sung quy định cụ thể về cứu nạn
Xung quanh vấn đề cứu nạn tại Điểm 98d, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đề nghị cần bổ sung về quy định khuyến khích ghi nhận sự tự giác và trách nhiệm tham gia cứu nạn thành một điều, một khoản riêng trong luật. Hiện trong Dự thảo mới chỉ nêu miêu tả cứu nạn là gì? Tình huống cứu nạn là gì? Chưa nêu được việc tham gia cứu nạn để làm thế nào nếu như người cứu nạn có bị tổn thất, bị thương tật sẽ bù đắp như thế nào?
Theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh), Dự thảo mới đề cập đến khái niệm cứu nạn và tình huống cứu nạn. Do đó, đề nghị dự án cần bổ sung một số điều về cứu nạn cụ thể như: Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ, cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ và vấn đề thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu, cứu nạn, cứu hộ, cần kịp thời chính xác cho cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ theo số điện thoại thống nhất trong cả nước. Có như vậy trách nhiệm của cơ quan quản lý và nghĩa vụ của người dân khi tham gia giao thông phát hiện tai nạn sự cố giao thông đường thủy có thể báo theo số điện thoại này.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) cho rằng cần cân nhắc thêm một số nội dung như bổ sung chức năng, nhiệm vụ phát triển lực lượng cảnh sát đường thủy đa chức năng trong đó có chức năng cứu trợ mặt nước. Quy định tất cả mọi lực lượng, phương tiện đều có trách nhiệm tham gia cứu người khi xảy ra tai nạn. Đối với tài sản tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh cụ thể có thể huy động cứu nạn nhưng phải đảm bảo an toàn cho phương tiện khi tham gia cứu nạn và cân nhắc đến hiệu quả kinh tế. Không nhất thiết phải ký hợp đồng cứu hộ, cứu nạn trước khi tiến hành cứu nạn.
Ngoài ra, các đại biểu còn tham gia một số ý kiến về các nội dung cụ thể trong các điều, khoản của dự thảo luật với mong muốn cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo ghi nhận, tiếp thu đầy đủ, để có cơ sở trình ra Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Quỳnh Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà