Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 29/11/2024 - 09:20
(Thanh tra) - Sáng 29/11, Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Luật này gồm 12 chương, 110 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó quy định rõ tổng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản không quá 50 năm
Tại Điều 56 Luật Địa chất và khoáng sản quy định tổng thời hạn cấp phép khai thác khoáng sản không quá 50 năm.
Theo quy định của luật mới, thời hạn khai thác bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản, nhưng không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp thời hạn khai thác khoáng sản bao gồm cả thời gian gia hạn đã hết mà khu vực được phép khai thác còn trữ lượng, việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm, để phù hợp với thực tiễn và giải quyết những vướng mắc hiện nay.
Nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Huy cho biết, khoáng sản là tài sản công, do vậy việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với các dự án đầu tư thông thường khác.
“Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội”, ông Huy nhấn mạnh.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường là lạc hậu và cần đầu tư đổi mới.
Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Như vậy, tổng cộng thời gian được khai thác khoáng sản là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư.
“Trên thực tế, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án”, ông Huy báo cáo Quốc hội.
Ngoài ra, dự thảo luật đã có quy định về việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng vẫn còn trữ lượng.
Việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản để tận thu tối đa tài nguyên và bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân đầu tư.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo luật, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, thuận lợi, dễ dàng và bảo đảm thời gian đúng quy định.
Không được cấp quá 5 giấy phép thăm dò 1 loại khoáng sản cho 1 tổ chức
Tại Điều 43, luật cũng quy định rõ nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Theo đó, giấy phép thăm dò khoáng sản có thể được cấp trùng một phần hoặc toàn bộ về ranh giới bề mặt ở khu vực đang có hoạt động khoáng sản cho cùng 1 tổ chức để thăm dò khoáng sản ở các mức sâu khác nhau theo đề án thăm dò khoáng sản.
Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng 1 tổ chức phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.
Ngoài ra, để kịp thời tháo gỡ kháo khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, luật đã quy định việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ cho các dự án, công trình, thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp sẽ không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, nhưng phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 5/12, Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp xúc cử tri huyện Bình Xuyên sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và trước Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVII. Ông Dương Văn An Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Chính Bình
14:08 05/12/2024(Thanh tra) - Nhấn mạnh muốn tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì phải phân cấp, phân quyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đồng thời lưu ý, phân cấp, phân quyền mà không chọn cán bộ thì nguy lắm!
Hương Giang
13:01 05/12/2024Trần Kiên
12:49 05/12/2024Trọng Tài
11:53 05/12/2024Ngọc Giàu
11:45 05/12/2024Bùi Bình
22:40 04/12/2024T.T
Kim Thành
Chính Bình
Văn Thanh
Nhóm PV
LH
PV
Hương Giang
Trang Vân
Ngọc Anh
Trần Kiên