00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội họp sớm từ ngày 5/5 để sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Hương Giang

Thứ hai, 31/03/2025 - 20:34

(Thanh tra) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ ưu tiên xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Thông tin Quốc hội ưu tiên quyết định vấn đề cấp bách về sắp xếp tổ chức chính quyền được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết khi phát biểu kết luận phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, chiều 31/3.

Kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 5/5

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, do khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp rất lớn nên kỳ họp lần này sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung thực sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; những vấn đề điều chỉnh luật, nghị quyết liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại kỳ họp 9, Quốc hội ưu tiên quyết định vấn đề cấp bách về sắp xếp tổ chức chính quyền. Ảnh: P.Thắng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí xin ý kiến cấp có thẩm quyền để triệu tập kỳ họp chậm nhất vào ngày 5/4 và khai mạc kỳ họp thứ 9 vào ngày 5/5.

Tại kỳ họp này, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia theo 2 đợt, có thời gian Quốc hội nghỉ họp giữa 2 đợt để cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí nội dung và cách thức tiến hành đối với việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 1,5 ngày. Ngoài các phiên họp theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội sẽ bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đối với phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Liên quan tới điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua các dự án luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết, với Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ điều chỉnh từ cho ý kiến sang xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Điều chỉnh thời gian trình nhiều dự án luật

Thời gian trình Dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) cũng được điều chỉnh từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (theo quy trình tại một kỳ họp).

Cạnh đó, điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 10.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9. Ảnh: P.Thắng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rút 5 nội dung khỏi dự kiến chương trình kỳ họp gồm: Dự án Luật Báo chí (sửa đổi); Dự án Luật Cấp, thoát nước; Dự án Luật Phá sản (sửa đổi); Dự án Luật Quản lý phát triển đô thị; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 đối với các nội dung có liên quan nêu trên.

Về chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung trình tại kỳ họp, nhất là nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Những nội dung này, theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, cần trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội muộn nhất tại phiên họp thứ 44 (tháng 4), hạn chế để lùi sang phiên họp thứ 45 (tháng 5).

Với một số nội dung kỳ họp trình xin ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ tài liệu ngay sau khi kết thúc hội nghị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Ông cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, khẩn trương triển khai công việc trên tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng" nhằm bảo đảm chất lượng và thành công của kỳ họp thứ 9.

Đề nghị truyền hình trực tiếp phiên thảo luận ở Quốc hội về sửa Hiến pháp

Theo dự kiến, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra từ ngày 5/5 đến ngày 30/6, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 16 dự án luật khác.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng. Ảnh: P.Thắng

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV cũng sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến sửa đổi Hiến pháp nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương.

Về việc phát thanh, truyền hình trực tiếp, ngoài các phiên họp theo quy định, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đề nghị truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đối với phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Vẫn theo Tổng Thư ký Quốc hội, công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời phục vụ kỳ họp.

Đến nay, hầu hết các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 và 5 dự án luật khác trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Bên cạnh đó, 10 dự án luật đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 vừa qua.

Dự kiến, sau phiên họp tháng 4 tới, cơ bản các nội dung trình Quốc hội đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam, càng phải thúc đẩy đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng

Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam, càng phải thúc đẩy đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng

(Thanh tra) - Cho biết Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam ít nhiều có ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu thúc đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công và các động lực tăng trưởng truyền thống khác để bù đắp thiếu hụt do vấn đề khách quan phát sinh.

Hương Giang

19:54 03/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm