Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 26/06/2024 - 18:17
(Thanh tra) - Theo đại biểu Quốc hội, bán thuốc online sẽ có rất nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh). Ảnh: P.Thắng
Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 7, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, chiều 26/6.
Chưa phải giai đoạn chín muồi cho bán thuốc online
Một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm là dự thảo luật lần này bổ sung quy định kinh doanh các thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng.
Cơ sở kinh doanh dược được đăng tải các thông tin của thuốc phù hợp với quy định về thông tin thuốc và quảng cáo thuốc trên phương tiện kinh doanh thương mại điện tử; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
Dự thảo luật cũng nêu rõ “không được kinh doanh dược trên mạng xã hội” và các hình thức kinh doanh điện tử khác mà luật không quy định.
Nêu ý kiến đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) nói, “quản nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà tính bán online sẽ rất nhiều nguy cơ. Nhất là, nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất khó phát hiện và xử lý trên không gian mạng”.
Theo bà Lan, các nội dung của dự thảo luật về bán thuốc qua sàn giao dịch thương mại điện tử còn “đơn giản, rời rạc, chưa đủ tính khả thi”.
“Trong mọi trường hợp, tôi đề nghị tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua sàn giao dịch thương mại điện tử”, đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh góp ý.
Với thuốc không phải kê đơn, theo bà Lan, bán qua sàn thương mại điện tử cân nhắc ở giai đoạn nền pháp lý đã hoàn thiện chặt chẽ và tổ chức trong khuôn khổ an toàn, trật tự hơn, chứ hiện nay “chưa phải giai đoạn chín muồi, công tác chuẩn bị chưa đầy đủ”.
Đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả mà thuốc này có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Thống nhất với đại biểu Phong Lan, đại biểu Nguyễn Trí thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, kinh doanh thuốc online phải xem xét kỹ.
Theo ông, chỉ cho phép bán thuốc không phải kê đơn qua sàn thương mại điện tử, nhưng phải lập trang web để quản lý.
“Giờ mở hết cho kinh doanh thuốc online thì rất nguy hiểm”, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy lưu ý, trong vận chuyển, trao đổi thuốc, điều kiện, nhiệt độ, hóa chất, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.
Còn đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cần quy định cụ thể hơn nữa về quản lý, kinh doanh thuốc online.
Trong đó, ông Tân đặc biệt lưu ý về các loại thuốc được kinh doanh, đối tượng được tham gia mua bán, cách thức hướng dẫn, sử dụng thuốc, trách nhiệm của các bên liên quan, khi xảy ra sự cố...
Thực hiện “hậu kiểm” quảng cáo thuốc sẽ khó quản lý
Vấn đề nữa, dự thảo luật quy định bỏ thủ tục xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc và chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc.
Ông Tân cho hay, thực tế hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng...hiện khá tùy tiện, không được kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người dân.
Hình thức quảng cáo phổ biến nhất, theo ông Tân, là mượn danh các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ... có uy tín hoặc người nổi tiếng. Hay đưa hình ảnh một số người bệnh không phải chuyên gia, bác sĩ giới thiệu, truyền miệng, mách loại thuốc này, thuốc kia tốt, mua để sử dụng.
Từ đó, ông cho rằng, dự luật đề xuất bãi bỏ quy định bỏ thủ tục xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc cần phải được tính toán cẩn trọng. “Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát”, đại biểu đoàn Hải Phòng nói.
Với thuốc, ông Tân đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Bộ Y tế từ khâu phát hiện, xử lý quảng cáo thuốc giả trên mạng xã hội để cung cấp cho cơ quan chức năng điều tra, thông tin cho người dân biết để phòng tránh.
“Cần có các quy định rất rõ ràng, tránh để bán thuốc không rõ nguồn gốc, tràn lan trên mạng xã hội”, ông Tân góp ý.
Đại biểu Nguyễn Tri Thức cũng lưu ý, vẫn có những quảng cáo thuốc nói quá sự thật, “lố hơn tác dụng thật”. Ông đề nghị nội dung này phải được Bộ Y tế, Sở Y tế kiểm duyệt, xem xét trước mới được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) lưu ý, hiện chúng ta vẫn đang áp dụng cơ chế quản lý “tiền kiểm” với quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng, nhưng hoạt động này vẫn tồn tại nhiều bất cập.
“Nhiều quảng cáo phóng đại gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng tràn lan trên các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, đã gây bức xúc trong cử tri và Nhân dân”, bà Nga nói và đặt câu hỏi, khi chuyển sang chế độ “hậu kiểm” chúng ta có thể quản lý được không?
Theo đại biểu, quảng cáo thuốc có tính chất rất khác với các nội dung đã từng đặt ra vấn đề “hậu kiểm”. Bởi, trong số những người xem quảng cáo, có mấy ai đủ trình độ chuyên môn để đánh giá xem một sản phẩm thuốc hình thành từ các thành phần khác nhau có công dụng như thế nào, có tác dụng đến đâu để đánh giá được quảng cáo đó có vi phạm, có phóng đại, có gây nhầm lẫn hay không.
“Quảng cáo thuốc có vi phạm, người tiếp cận quảng cáo cũng khó có thể phát hiện ra, để phản hồi tới các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý. Nên việc thực hiện chế độ “hậu kiểm” sẽ rất khó khăn”, bà Nga nhận định.
Do đó, đại biểu Nga đề nghị vẫn tiếp tục duy trì chế độ quản lý như hiện nay; đồng thời cần tăng cường “hậu kiểm” để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam