Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Tổng Thanh tra: Giám sát sẽ hạn chế tối đa hình thành “điểm nóng” khiếu nại, tố cáo

Hương Giang

Thứ năm, 04/11/2021 - 13:52

(Thanh tra) - Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ làm giảm các vụ việc bức xúc, kéo dài, hạn chế tối đa hình thành “điểm nóng” phức tạp.

Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm. Ảnh: Đ.X

Sáng nay (4/11), diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.

Theo đó, năm 2022, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 4 giám sát chuyên đề.

Trong đó 2 giám sát chuyên đề của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công tác quy hoạch; 2 giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Đánh giá toàn diện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Phát biểu tại hội nghị, theo Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm, ngay khi nhận được chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như kế hoạch của đoàn giám sát, Thanh tra Chính phủ đã nghiêm túc triển khai và sẽ có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo để tổng hợp, giúp Chính phủ xây dựng báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021.

Ông Trần Ngọc Liêm khẳng định, Thanh tra Chính phủ đã triển khai xây dựng báo cáo, chuẩn bị hồ sơ tài liệu liên quan. Đồng thời, cử cán bộ có kinh nghiệm, trách nhiệm tham gia cùng đoàn giám sát khi làm việc tại các bộ, ngành, địa phương.

“Thanh tra Chính phủ nhận thấy rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước là rất cần thiết, thể hiện trách nhiệm trước cử tri. Qua đó, giúp Quốc hội đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong 5 năm qua”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Hơn nữa, sẽ làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan hành chính, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết những vụ việc cụ thể; kịp thời tháo gỡ vướng mắc từ đó có giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiệu nại, tố cáo.

Ông Trần Ngọc Liêm đặc biệt nhấn mạnh, giám sát công tác này còn góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, làm giảm các vụ việc bức xúc, kéo dài, hạn chế tối đa hình thành “điểm nóng” phức tạp về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Chấn chỉnh trách nhiệm, giải quyết dứt điểm các vụ phức tạp, kéo dài

Thời gian qua, với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, Thanh tra Chính phủ luôn tích cực, chủ động, giúp Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hành chính thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022. Ảnh: Đ.X

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia giám sát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Từ đó, trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của các cấp được quan tâm thực hiện.

“Tình hình khiếu nại, tố cáo đã chuyển biến tích cực”, Phó Tổng Thanh tra nói. Tuy nhiên, theo ông, qua rà soát tại các tỉnh, TP vẫn còn 979 vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Trong số đó, có 35 vụ việc Tổ Công tác của Thủ tướng trực tiếp kiểm tra. Đến nay, Tổ Công tác của Thủ tướng đã kiểm tra, chỉ đạo giải quyết 24 vụ việc tại 10 địa phương.

Ông Trần Ngọc Liêm tin rằng, giám sát lần nay cũng giúp Chính phủ xem xét cụ thể những vụ việc mà Tổ Công tác của Thủ tướng đã rà soát, chỉ đạo nhưng các địa phương vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Theo Phó Tổng Thanh tra, đây cũng là thời điểm rất tốt để  tập trung xử lý nghiêm, xử lý dứt điểm những vụ việc mà Tổ Công tác của Thủ tướng đã rà soát.

“Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập đoàn giám sát, sự quan tâm của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội sẽ là cơ sở để Thanh tra Chính phủ chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, đặc biệt là những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài”, ông nói thêm.

Phó Tổng Thanh tra đề nghị, quá trình giám sát, đoàn giám sát phối hợp ngay từ đầu với đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp để xem xét rà soát các vụ việc cụ thể. Cùng với đó, tiếp tục giám sát các vụ việc mà Tổ Công tác của Thủ tướng đã rà soát để giải quyết dứt điểm.

Nội dung giám sát của đoàn giám sát

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Tình hình, kết quả thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, làm rõ việc chấp hành pháp luật về công tác tổ chức tiếp công dân; tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân đột xuất và tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu; tiếp công dân gắn liền với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra công vụ về công tác này…

- Đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về hình thức như: Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, pháp luật về chuyên ngành như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; pháp luật về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đoàn giám sát cũng tổ chức xem xét, nghiên cứu để làm rõ những vấn đề nội cộm, bức xúc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một số lĩnh vực như Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý đất đai, thu hồi đất; Bộ Xây dựng về quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng; Thanh tra Chính phủ về kết quả kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm