Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 30/12/2020 - 22:28
(Thanh tra) - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mục đích xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia không chỉ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, người dân, mà Chính phủ còn thực hiện công khai, minh bạch toàn bộ hoạt động trước nhân dân để xây dựng một Chính phủ phục vụ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Nhật Bắc
Chiều 30/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700.
Minh bạch trước nhân dân để xây dựng một Chính phủ phục vụ
Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia.
“Chúng ta đã vượt hầu hết các chỉ tiêu và kỳ vọng ban đầu về số lượng thủ tục và số lượng hồ sơ đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, mục đích xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia không chỉ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, người dân, mà Chính phủ còn thực hiện công khai, minh bạch toàn bộ hoạt động trước nhân dân, qua đó tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân để xây dựng một Chính phủ phục vụ.
Nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến tốt, tránh được tiếp xúc trực tiếp, sẽ tạo ra cơ hội được thụ hưởng các dịch vụ một cách bình đẳng của tất cả doanh nghiệp, người dân, qua đó, hạn chế được các điều kiện để phát sinh tiêu cực.
Đây cũng là chỉ số rất quan trọng để cộng đồng quốc tế đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam cũng như xếp hạng Chính phủ điện tử.
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh nếu chúng ta làm đồng loạt các dịch vụ công, làm tốt, sẽ tạo được không khí thi đua, động lực trong nội bộ từng cơ quan, từng cấp chính quyền, phải vào cuộc để thực hiện cải cách hành chính, tạo khí thế mới.
“Hôm nay, Văn phòng Chính phủ công bố dịch vụ công thứ 2.700 không có nghĩa mãi mãi là 2.700 dịch vụ công. Sau này, tùy theo điều kiện phát triển, các dịch vụ công có thể được tích hợp vào nhau, số lượng giảm đi và cách cung cấp dịch vụ công cũng khác đi và đơn giản hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Lãnh đạo Chính phủ còn nêu rõ phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nền tảng, công cụ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân với Nhà nước, giữa người dân với nhau, mà còn là công cụ hữu hiệu để phòng chống tham nhũng…
“Chúng ta nói rất nhiều về những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với rất nhiều định hướng, giải pháp, nhưng chắc chắn chúng ta phải ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, triệt để trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Chúng ta phải phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, và chắc chắn Chính phủ phải tiên phong đi trước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiết kiệm 8.000 tỷ đồng/năm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, với sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thể hiện Chính phủ phục vụ, lấy đối tượng là người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Sau một năm triển khai, đến ngày 29/12/2020, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp đăng nhập một lần với tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 địa phương trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 417 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 100,5 triệu lượt truy cập; hơn 27,5 triệu hồ sơ thủ tục hành chính được đồng bộ trạng thái lên cổng.
Hơn 744,8 nghìn hồ sơ đã thực hiện trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công quốc gia (cao điểm 1 ngày nhận 12.000 hồ sơ), tiếp nhận, xử lý hơn 9,7 nghìn phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 44,8 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.
Dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tích hợp, cung cấp với 14 bộ, ngành và 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có hơn 48 nghìn lượt giao dịch thành công.
Tại hội nghị, Văn phòng Chính phủ công bố 4 dịch vụ công, gồm dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân; cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe nhập khẩu.
Việc tích hợp, cung cấp 4 dịch vụ công mới này nâng tổng chi phí tiết kiệm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ khi khai trương đến nay là khoảng 8.000 tỷ đồng/năm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên