Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phân định rõ căn cứ tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác

Thứ ba, 12/03/2013 - 20:48

(Thanh tra) - Cần phân định căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác với căn cứ ra quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác để áp dụng thống nhất, tránh sự lạm dụng. Ngoài ra, cũng không thể “quên” quy định trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu nếu yêu cầu và ra quyết định sai. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 12/3.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì hội thảo. Ảnh: Hồng Hà

 
 
 

Thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác… ngắn 

Tại hội thảo, các đại biểu tham gia cho rằng việc quy định chi tiết trình tự thủ tục, căn cứ, thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác của cán bộ, công chức, viên chức rất cần thiết trong giai đoạn hiện này, song còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. 

Đại diện Thanh tra Bộ Công an cho rằng: Dự thảo quy định dài, khó nhớ cần phải tính toán lại để vừa ngắn, vừa rõ ràng dễ thực hiện. Bên cạnh đó, cần làm rõ căn cứ nào ra quyết định tạm đình chỉ công tác, căn cứ nào ra quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác để thống nhất thực hiện. Theo đại diện Thanh tra Bộ Công an, Điều 22 Dự thảo quy định về thời hạn tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác không quá 15 ngày khó thực hiện. Trong khi, khoản 2 điều này không quy định rõ trường hợp nào được gia hạn.

Đồng ý kiến, ông Nguyễn Khắc Chanh, Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định đề xuất, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải phù hợp với quy định của Luật Thanh tra và thời hạn điều tra. Theo ông Chanh, căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có tố cáo, phản ánh về tham nhũng khó thực hiện trên thực tế. “Bỏ quy định điểm b, khoản 2 Điều 15 Dự thảo, còn khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì Dự thảo phải quy định rõ là bằng văn bản”, ông Chanh nói.

Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định cho rằng, Dự thảo cũng không cần quy định chi tiết thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác của các cơ quan để tránh tình trạng thừa mà lại thiếu thay vào đó chỉ cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định. 

Quy định rõ trách nhiệm và quyền khiếu nại

Bàn về quyền của cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác, nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển ví trí công khác, nhất là khi vụ việc đang được điều tra, thanh tra. Đồng thời, phải quy định trách nhiệm của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác cũng như trách nhiệm của cơ quan yêu cầu. 

Theo đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, yêu cầu của các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, viện kiểm sát để làm căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyền định tạm thời chuyển vị trí công tác phải bằng văn bản để có căn cứ cũng như xem xét đến trách nhiệm của cơ quan đó nếu đó không đúng. 

Ông Nguyễn Xuân Cách, Chánh Thanh tra tỉnh Điện Biên thì bày tỏ băn khoăn khi Dự thảo quy định “trong trường hợp kết luận nội dung tố cáo không đúng sự thật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai kết luận đó, và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật, nếu người bị tố cáo có yêu cầu”. Theo ông Cách, không phải đợi đến khi người tố cáo có yêu cầu mới xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật mà Dự thảo cần quy định cụ thể hình thức xử lý để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan.  

Đại diện Thanh tra Bộ Công an cho rằng, động cơ, nguyên nhân phát sinh tố cáo có rất nhiều, có khi cố tình tố cáo sai sự thật, cho nên cần quy định và thể hiện rõ thái độ xử lý nghiêm trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật nếu không dễ dẫn đến sự thỏa hiệp giữa người tố cáo và người bị tố cáo; đồng thời phải quy định thêm về phần bảo vệ, khen thưởng những người tố cáo đúng.

Sau hội thảo, các ý kiến đóng góp sẽ được Ban Soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo Nghị định.“Các quy định tại Chương III Dự thảo là để hướng dẫn Điều 53a Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, mang tính hành chính thuộc trách nhiệm của người đứng đầu. Tại hội nghị nhiều ý kiến đóng góp rất xác đáng, thể hiện trách nhiệm cao. Ban Soạn thảo sẽ tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện dự thảo sớm trình Chính phủ trong tháng 3”, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh kết luận. 

Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm