Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 24/08/2015 - 22:00
(Thanh tra)- “Cán bộ, công chức phải khắc phục tình trạng “phép vua thua lệ làng”, thói quen tùy tiện, bệnh quan liêu, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân khi giải quyết công việc. Dù ta có xây dựng bao nhiêu luật pháp, có đúng có hay bao nhiêu chăng nữa mà không đi vào cuộc sống thì chẳng có ý nghĩa gì”. Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 70 năm ngành truyền thống ngành Tư pháp và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, chiều 24/8.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thảo Nguyên
Công tác tư pháp giúp quốc kế, dân sinh
Điểm lại những thành tựu chủ yếu của ngành Tư pháp trong 70 năm qua, Bộ trưởng Hà Hùng Cường vui mừng nhấn mạnh, trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngành Tư pháp đã vươn lên trở thành “cơ quan tham mưu” tin cậy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường hướng phát triển lĩnh vực pháp luật và tư pháp.
Ngành Tư pháp đã năng động, kịp thời phát hiện và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội ban hành những chính sách pháp lý quan trọng, xây dựng các thiết chế pháp luật và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn.
Gần đây, với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về đầu tư, thương mại, Bộ Tư pháp cũng đã bảo vệ thành công một số vụ kiện, đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia về mặt pháp lý trong quá trình đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.
“Các mặt công tác tư pháp đã có sự trưởng thành vượt bậc. Công tác tư pháp đang ngày càng thấm sâu hơn vào từng việc làm thiết thực, giúp cho quốc kế, dân sinh; ngày càng gắn kết, phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu pháp lý về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận”, Bộ trưởng Cường nói.
Song so với những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, hoạt động của ngành Tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thậm chí yếu kém như: Chưa tham mưu được một cách đầy đủ cho Chính phủ và Quốc hội giải pháp đồng bộ khắc phục tình trạng hệ thống pháp luật còn phức tạp, nhiều tầng nấc; pháp luật chậm đi vào cuộc sống; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác pháp luật, tư pháp còn hạn chế...
Làm luật không được mơ hồ, mất cảnh giác
Ghi nhận, biểu dương những đóng góp to lớn của ngành Tư pháp trong chặng đường 70 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, thời gian tới, ngành Tư pháp phải kiên định lập trường tư tưởng, luôn giữ vững mục tiêu, quan điểm, đường lối của Đảng ta trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
“Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp có trách nhiệm quan trọng, phải đóng góp tích cực hơn nữa, nhiều hơn, chất lượng hơn nữa trong việc nghiên cứu, làm rõ và từng bước bổ sung, đổi mới cả về lý luận và thực tiễn hoàn thiện thể chế theo phương châm học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhưng phải biết sàng lọc, biết vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam, tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác để các thể lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cùng với đó, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội định hướng chương trình lập pháp của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIV và tổ chức thực hiện cho tốt để đến năm 2020 về cơ bản để nước ta có hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Cùng với việc xây dựng tốt hệ thống pháp luật, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tôn trọng trật tự, kỷ luật, kỷ cương với mục đích cuối cùng là hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để mọi cá nhân, tố chức có ý thức chấp hành đúng pháp luật…
Tại buổi lễ, thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên Cờ Truyền thống của ngành Tư pháp.
Cùng ngày, Bộ Tư pháp tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ IV. 103 tập thể và 122 cá nhân là những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của toàn ngành tham dự Đại hội. Tại Đại hội, Bộ Tư pháp đã phát động phong trào thi đua trong toàn Ngành giai đoạn 2016 - 2020 với chủ đề: Toàn ngành Tư pháp đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình