Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải có cơ quan chịu trách nhiệm trước 90 triệu cổ đông

Thứ ba, 11/11/2014 - 20:32

(Thanh tra) - Thảo luận tại hội trường Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hôm nay (11/11), nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội cho rằng cần phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước…

ĐB Trần Du Lịch bày tỏ sự đáng tiếc khi Dự thảo Luật chưa định hình một mô hình quản lý trong tương lai. Ảnh: Thảo Nguyên

Nhà nước đầu tư đến đâu?

Dự thảo Luật trình Quốc hội kỳ này tiếp thu, chỉnh lý theo hướng hạn chế việc đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp và phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động phải bảo đảm phù hợp với phạm vi đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp.

Đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ, tuy nhiên ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) bày tỏ băn khăn, quy định doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết thị trường vĩ mô, bảo đảm kinh tế vĩ mô mà Nhà nước đặt hàng. “Doanh nghiệp đó là mọi thành phần hay chỉ doanh nghiệp Nhà nước? Nếu doanh nghiệp mọi thành phần mà Nhà nước đặt hàng thì nên quy định trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đề nghị cần phải làm rõ”, ĐB Lịch nói.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, phạm vi đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh

Để kiểm soát chặt nghiêm ngặt việc đầu tư vốn của doanh nghiệp ra nước ngoài vì hoạt động này có nhiều rủi ro, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Dự thảo Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

nghiệp vẫn rộng, chưa cụ thể, khó xác định giới hạn, danh mục ngành, lĩnh vực cần đầu tư lớn, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác phục vụ tái đầu tư nền kinh tế. 

“Cần quy định rõ hơn những ngành lĩnh vực nhà nước phải đầu từ 100% vốn, những ngành, lĩnh vực Nhà nước chỉ tham gia góp vốn những tỷ lệ vốn góp đạt tỷ lệ chi phối và những ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần đầu tư vốn để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa hoặc thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp”, ĐB Vinh đề nghị.

Theo ĐB Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, quy định ngành, lĩnh vực Nhà nước sẽ đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp còn mang tính định lượng. 

“Như thế nào là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội? Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước?”, ĐB Đương đặt vấn đề và cho rằng để tránh vận dụng sau này cái gì cũng “thiết yếu, độc quyền” thì ngay từ bây giờ phải có định hướng, không định hướng được thì cũng phải định tính căn bản để các văn bản dưới không thể đi “chệch”. Nhất là, hãy để mọi thành phần kinh tế thức dậy trong mảnh đất thị trường XHCN, tạo ra nhiều sản phẩm. 

“Thoái” quản lý vốn tại doanh nghiệp 

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý và giám sát toàn bộ vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo được đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước của doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình đại diện chủ sở hữu sẽ tác động đến mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ cũng như thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.

“Dự Luật không quy định cụ thể đại diện chủ sở hữu là các Bộ, UBND... mà vẫn giao quyền cho Chính phủ, đồng thời đề nghị nghiên cứu mô hình để từ đó có những đề xuất phù hợp, sát thực tiễn và góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết.

ĐB Lịch bày tỏ sự đáng tiếc khi Dự thảo Luật chưa định hình một mô hình quản lý trong tương lai. “Theo quy định này này thì coi như toàn bộ đại diện chủ sở hữu, vốn sở hữu toàn dân giao cho Chính phủ, Quốc hội đứng ngoài. Tại sao ta không mở cái luật này theo cái hướng là trong tương lai, chúng ta có 5 - 3 tập đoàn quy mô lớn của Nhà nước. Các doanh nghiệp này phải báo cáo trực tiếp Quốc hội chứ không giao hết cho Chính phủ”.

Lý do được ĐB Lịch đưa ra là doanh nghiệp Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện điều tiết lợi ích kinh tế - xã hội. Các lợi ích này phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, không tách rời việc sử dụng nguồn vốn này với chiến lược phát triển kinh tế do Quốc hội quyết định.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh), hiện tại vốn Nhà nước nằm trong các doanh nghiệp Nhà nước là hơn 1 triệu tỷ đồng và đang được nằm rải rác, phân tán tại tất cả các Bộ, ban, ngành và tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Sự phân tán này đã dẫn đến việc sử dụng vốn Nhà nước không thực sự hiệu quả, thậm chí có chỗ thừa mang gửi ngân hàng lấy lãi suất thấp, trong khi chỗ thiếu lại đi vay vốn với lãi suất cao.

“Rất cần một cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn này và cơ quan chuyên môn đó chịu trách nhiệm trước 90 triệu cổ đông. Quốc hội sẽ là cơ quan đại diện cho người dân để giám sát khoản vốn Nhà nước. Mô hình quản lý tập trung và có thể áp dụng theo mô hình của Singapore, hình thành lên một Tổng cục Quản lý vốn Nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo chi tiết. Cơ quan này sẽ tính toán nên đầu tư vào đâu, đầu tư vào thời gian nào để đạt được hiệu quả cao nhất”, ĐB Trần Hoàng Ngân kiến nghị.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm