Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Hồ Đức Phớc: Kiểm toán 60 dự án PPP, giảm gần 300 năm thu phí

Hương Giang

Thứ hai, 15/06/2020 - 16:23

(Thanh tra) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng ngày 15/6, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc cho hay, vừa qua, kiểm toán 60 dự án PPP đã giảm gần 300 năm thu phí, đó là minh chứng rằng, nếu không kiểm toán thì có thu hồi được các dự án đã thu vượt không, có giảm được thời gian thu phí không.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc. Ảnh: TN

Làm đúng thì không việc gì e ngại

+ Liên quan đến kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Ông có thể giải thích vì sao KTNN muốn tham gia kiểm toán các dự án này không?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Không phải muốn tham gia, mà trách nhiệm của KTNN là phải kiểm toán các dự án PPP mà Nhà nước có chủ trương đầu tư và sản phẩm đó bàn giao cho Nhà nước.

Có kiểm toán mới xác định được tính tuân thủ của pháp luật và giá trị công trình mà nhà đầu tư hoàn thành. Đó cũng là cơ sở xác định việc thu hồi vốn cho nhà đầu tư, đảm bảo công khai minh bạch, để mọi người giám sát.

Gánh nặng này không vào doanh nghiệp, vào dân, cũng không làm thiệt hại cho ngân sách.

+ Từ thực tế các dự án cao tốc Bắc Nam cho thấy, Nhà nước rất khó kêu gọi doanh nghiệp tham gia các dự án PPP. Nếu giờ thêm KTNN vào kiểm toán nữa, liệu có khiến các nhà đầu tư thêm e ngại?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Nếu làm đúng thì không việc gì e ngại. Mọi người đều phải công khai minh bạch.

Nếu kiểm toán một vấn đề sẽ yêu cầu giải trình. Giải trình đúng thì kết luận đúng, đây cũng là dân chủ trong thực hiện. Người dân, Nhà nước đều cần minh bạch, nếu làm đúng thì không sợ gì.

Thực tế vừa qua, kiểm toán 60 dự án PPP thì đã giảm gần 300 năm thu phí, đó là minh chứng rằng, nếu không kiểm toán thì có thu hồi được các dự án đã thu vượt không, có giảm được thời gian thu phí không.

+ Còn việc kiểm toán các dự án giao thông trọng điểm thì sao, thưa ông?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Chờ luật thôi, phải xem kiểm toán có được vào không, được tham gia thế nào. Hiện dự thảo có hướng là chỉ cho kiểm toán chỉ số thôi.

Kiểm toán hoạt động là đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc các báo cáo kiểm toán hoặc các dự án công trình. Kiểm toán tuân thủ xem có tuân thủ pháp luật hay không, xác định các nghiệp vụ tài chính phát sinh.

Kiểm toán có thể lựa chọn hình thức, loại hình kiểm toán và phương pháp kiểm toán, phải là do quyết định của KTNN.

Giảm cuộc kiểm toán, không giảm chất lượng kiểm toán

+ Chính phủ vừa trình Quốc hội cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong năm 2020. Ông nhìn nhận việc này như thế nào?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Năm 2020, KTNN đã giảm 35% cuộc so với năm 2019. Vừa qua, khi Covid - 19 xảy ra, KTNN đã giảm đầu mối, không thực hiện đối chiếu thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cắt giảm như vậy liệu có kịp thời phát hiện các sại phạm, cũng như bảo đảm chất lượng kiểm toán không, thưa ông?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Chúng tôi phải chọn mẫu, chọn điểm trọng yếu để kiểm toán. Những vấn đề quan trọng, nhạy cảm thì vẫn phải giữ để kiểm toán.

Chất lượng kiểm toán thì vẫn phải đảm bảo, nâng lên. Ví dụ, không chỉ tăng thu cho ngân sách mà phải đánh giá một cách đúng đắn, xác định đúng, có kiến nghị đúng và đặc biệt là xác định được, bịt được lỗ hỗng có khả năng gây ra thất thoát, kiến nghị hoàn thiện chính sách, siết chặt kỷ luật kỷ cương về mặt tài chính.

+ Làm thế nào xác định “lỗ hổng” có khả năng gây ra thất thoát để bịt lại?

- Tổng KTNN Hồ Đức Phớc: Cái đó có hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Chúng tôi có 40 chuẩn mực kiểm toán và căn cứ vào đó để thực hiện.

Hai nữa là phương pháp, quy trình. KTNN có quy trình lựa chọn trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán, căn cứ vào đó để xác định chỗ nào cần đi sâu, tập trung.

+ Xin cảm ơn ông!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm