Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 20/06/2015 - 06:30
(Thanh tra) - Báo chí là “cầu nối” để Đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đến với cử tri, là một “kênh” quan trọng phát hiện tham nhũng, tiêu cực; là “địa chỉ” gửi gắm tình cảm, mong mỏi cùng hy vọng vào công lý của người dân qua những lá đơn... Nhiều ĐBQH đã chia sẻ như vậy về nghề báo, vai trò của báo chí bên hành lang QH.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc: Cần chế tài mạnh để bảo vệ nhà báo
“Tôi đánh giá cao vai trò của báo chí với QH. Báo chí đã góp phần truyền tải các nội dung, dự án luật đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, báo chí còn đem ý kiến của cử tri phản ánh tới QH”.
Chủ nhiệm Văn phòng QH dẫn chứng, việc sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, báo chí đã tiếp thu, phản ánh những ý kiến, nhận xét của người dân, các doanh nghiệp để truyền tải đến các ĐBQH. Qua đó, cũng góp phần để ĐBQH nắm chắc thêm thông tin, từ đó có những quyết sách để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Tuy nhiên, trong tiếp xúc với báo chí, nhiều ĐBQH còn khá ngần ngại?
- Có thể có ĐBQH còn ngần ngại, e ngại, chưa quen tiếp xúc với báo chí. Tôi muốn ĐBQH và báo chí phải gắn kết với nhau như những người bạn đồng hành. Tôi cũng mong muốn báo chí làm sao truyền tải được những ý kiến của ĐBQH, phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, đúng ý kiến của ĐB, tránh giật tít câu khách, không đúng sự thật.
+ Trong quan hệ giữa báo chí với QH, các ĐBQH coi báo chí như một kênh thông tin hỗ trợ cho việc giám sát của QH. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
- Trong quá trình ĐBQH giám sát có rất nhiều kênh thu thập tài liệu cần giám sát. QH cũng mở cho ĐB cơ chế, tức là ĐBQH có thể giám sát ở nơi khác ngoài nơi họ ứng cử. Bên cạnh đó, ĐBQH còn có những thông tin từ báo chí tuyên truyền, cho ĐBQH có thêm thông tin để giám sát được tốt hơn.
Vừa qua, khi QH chọn các vị Bộ trưởng đăng đàn chất vấn, ngoài những kênh thông thường, ĐBQH cũng tiếp thu được từ báo chí rất nhiều lượng thông tin, phản ánh những vấn đề cử tri quan tâm, từ đó chọn vấn đề đưa lên nghị trường. Báo chí đã giúp ĐBQH chọn những vấn đề, nhóm vấn đề “nóng” để thảo luận trên nghị trường.
Chọn 4 Bộ trưởng chất vấn trong kỳ họp này cũng dựa trên nguyên tắc đó và QH đã chọn 4 vị Bộ trưởng trả lời chất vấn đợt này rất đúng, trúng các vấn đề cần quan tâm. Các ĐBQH chất vấn Bộ trưởng những vấn đề sát với thực tiễn cuộc sống, được cử tri hoan nghênh.
+ Gần đây xảy ra tình trạng nhà báo bị hành hung, ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
- Nhà báo là những người mang đến cho độc giả và mọi người dân những thông tin nhiều chiều, để đánh giá đúng, thực chất mọi vấn đề. Thế nhưng, khi chỉ ra những hành vi xấu lại bị hành hung là không thể chấp nhận được. Người dân rất bất bình và theo tôi phải nghiên cứu có một chế tài mạnh để bảo vệ nhà báo. Tới đây, khi QH sửa Luật Báo chí, ĐBQH sẽ quan tâm cụ thểvà phải có chế tài đủ mạnh xử lý việc hành hung nhà báo.
+ Nhiều ý kiến cho rằng, hành lang pháp lý bảo vệ cho nhà báo thiếu, làm giảm sút ý chí chiến đấu của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực?
- Chúng ta đang đấu tranh mạnh với tham nhũng. Tôi đánh giá cao vai trò của báo chí trong lĩnh vực này. Nếu phòng, chống tham nhũng mà thiếu thông tin do báo chí cung cấp, tuyên truyền, thì không thể có hiệu quả. Những hành vi hành hung nhà báo đều đáng bị lên án và những vụ việc này đều đã được các lực lượng chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý.
+ Với tư cách là Người Phát ngôn của QH, ông gửi gắm gì đến nhà báo?
- Tôi mong muốn, các nhà báo luôn dũng khí, bút sắc, phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, phản ánh tích cực những hoạt động của QH. Tôi cũng mong muốn các nhà báo phản ánh các vấn đề kịp thời, trung thực các hoạt động của QH, truyền tải tới cử tri, người dân cả nước.
+ Xin cảm ơn ông!
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông: Báo chí - “kênh” thông tin không thể thiếu của ĐBQH
Đối với những người là ĐBQH như chúng tôi, báo chí là một kênh thông tin không thể thiếu. Tôi mong các nhà báo với vai trò là “cầu nối” làm thế nào đó chuyển tải khách quan ý kiến của ĐBQH đến cử tri và ngược lại. Tránh chuyện võ đoán, suy luận, “đao to, búa lớn” hay “giật gân, câu khách”. Bởi như thế sẽ không phát huy tác dụng mà còn làm suy giảm niềm tin đối với báo chí.
Luật pháp cũng đã quy định rõ, trách nhiệm của báo chí là đưa những thông tin chính thức mà các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công bố. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước là cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí, nếu nơi nào làm chưa tốt hoặc ai đó cản trở báo chí tác nghiệp thì chúng ta phải lên tiếng chấn chỉnh, thậm chí xử lý ngay. Nhưng điều quan trọng là làm sao tạo được niềm tin, đừng làm mất lòng tin của các cơ quan nhà nước với báo chí và ngược lại.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
ĐBQH Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Nhờ báo chí, cơ quan công quyền gần dân hơn
Báo chí là lực lượng, là kênh thông tin hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Nhờ báo chí phản ánh những mặt tích cực cũng như những gì chưa đạt được mà các cơ quan công quyền gần dân hơn, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có những điều chỉnh chính sách sát với thực tế hay tiếp thu, giải trình các ý kiến phản biện. Qua báo chí, người dân cũng có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội mà họ quan tâm - điều đó thể hiện sự giám sát, phản biện xã hội đối với cơ quan công quyền.
Với xu thế hiện đại và sự cạnh tranh hiện nay, tôi nghĩ rằng, nhanh nhạy, đáp ứng thông tin kịp thời đối với bạn đọc là cần thiết nhưng cần phải chính xác, trung thực. Vì với mỗi bài báo đưa ra, thông tin chính xác sẽ có tác động tích cực đối với xã hội, ngược lại sẽ làm suy giảm niềm tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước và với cả báo chí.
ĐBQH Bùi Thị An
ĐBQH Bùi Thị An (TP Hà Nội): Báo chí nên đi sâu hơn nữa vào mảng phòng, chống tham nhũng
Báo chí nói chung, trong đó có Báo Thanh tra đã có đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đa số các nhà báo đều có ngòi bút “thép” phản ánh trung thực tình hình xã hội. Đây là kênh quan trọng để các ĐBQH nắm được tình hình thực tế vì ĐBQH đâu thể đi hết được các vùng miền trong cả nước.
Vừa qua, tôi thấy nhiều vụ tiêu cực lớn hầu như lại do báo chí phát hiện. Đó là sự dũng cảm của nhà báo, thậm chí để có những bài báo hay, nhà báo còn trèo lên mái nhà, chui vào ống cống, có khi còn bị hành hung. Những vấn đề dù “nhạy cảm”, tôi mong báo chí cứ phản ánh trung thực. Còn viết báo mà cứ xuôi chiều, báo chí đi sau, tôi cho rằng vô nghĩa. Riêng mảng phòng, chống tham nhũng, báo chí, trong đó có báo của ngành Thanh tra nên tập trung đi sâu hơn nữa thì rất tốt. Như vậy sẽ hỗ trợ được các cơ quan chức năng như thanh tra, điều tra, cơ quan Đảng cũng như ĐBQH vào cuộc.
ĐBQH Nguyễn Thái Học (Phú Yên): Kịp thời vào cuộc phản ánh nguyện vọng chính đáng của người dân
Phải khẳng định rằng, báo chí, trong đó có Báo Thanh tra đã có vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với nhân dân; phát hiện và đề cập đến những vấn đề có liên quan trong quá trình thực thi pháp luật giúp cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý kịp thời.
Mỗi tờ báo có đặc điểm riêng, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của ngành mình, đấy là vấn đề không thể khác được. Để thể hiện đúng vai trò là cơ quan ngôn luận của ngành, báo cần đi sâu hơn nữa vào thực tiễn đời sống của người dân với cách nhìn trung thực, đa chiều. Đó là, việc thực thi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân hay cơ quan công quyền có làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến có được giải quyết, thực thi... Báo hãy tiếp nhận và phản ánh kịp thời để các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân...
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà