Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 03/08/2023 - 16:43
(Thanh tra) - Chiều ngày 3/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Nêu rõ một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết. Ảnh: N.Bắc
Thông điệp của hội nghị lần này là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững, theo phát biểu của Thủ tướng.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, thị trường bất động sản có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn. Các doanh nghiệp có lúc lãi và có lúc lỗ.
“Điều quan trọng nhất là cần phát hiện kịp thời các vấn đề nổi lên, các khó khăn, vướng mắc, đánh giá đúng nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, triển khai quyết liệt, hiệu quả”, Thủ tướng nói.
Nêu rõ một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết.
Ông nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu mua bán bất động sản cần cùng nhau chung tay giải quyết, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung, “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ”.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ; tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch… từ đó đưa ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản.
Chỉ một doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu
Báo cáo gửi đến hội nghị, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý II năm nay, nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế, khi hoàn thành chỉ có 7 dự án với 2.424 căn. Số lượng dự án chỉ bằng khoảng 50% so với quý I và bằng khoảng hơn 29% so với cùng kỳ năm trước.
“Việc triển khai bị chậm hoặc bị dừng hẳn do nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý, về nguồn vốn….”, theo Bộ Xây dựng.
Lượng giao dịch bất động sản cũng chỉ bằng khoảng 75,61% so với quý I, bằng khoảng hơn 43, % so với quý II năm 2022. Số liệu tổng hợp từ Sở Xây dựng của 58 tỉnh cho thấy, trong quý II có 96.977 giao dịch thành công.
Giá bán của phân khúc biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương tiếp tục có xu hướng giảm khoảng 2% đến 5% so với quý trước. Cá biệt có dự án sản phẩm liền kề shophouse của dựng án được rao bán giảm khoảng 10%-15 % số với giá gốc.
Trong khi đó, giá giao dịch chung cư mới ở một số TP lớn như Hà Nội và TP HCM ở một số khu vực tăng cao.
Về nguồn vốn cho thị trường bất động sản, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, đến cuối tháng 5 dư nợ tín dụng với hoạt động này là 925.796 tỷ đồng, cơ cấu, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng; nhiều lần hạ lãi suất điều hành; đồng thời chỉ đạo các ngân hàng tăng cường tiết kiệm chi phí nên lãi suất cho vay đã hạ từ 0,5-2% và cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định.
“Các doanh nghiệp phản ánh lãi suất cho vay vẫn còn cao và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, vay vốn từ các tổ chức tín dụng”, Bộ Xây dựng cho hay.
Về trái phiếu doanh nghiệp vào lĩnh vực bất động sản, theo Bộ Xây dựng, có biến động đáng kể trong tháng 6 với 13 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 8,170 tỷ đồng, với mức lãi cao 12-14% so với mặt bằng chung.
Chỉ có một doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị 2/600 tỉ đồng. Còn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản giảm sút mạnh, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng trăm kiến nghị được hướng dẫn để tháo gỡ
Tại báo cáo này, Bộ Xây dựng cũng thông tin kết quả hoạt động của tổ công tác của Thủ tướng.
Theo bộ này, Tổ Công tác đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương lớn, tiếp nhận 112 văn bản liên quan đến 174 dự án bất động sản.
112 văn bản với nhiều nội dung kiến nghị liên quan đến quy hoạch, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng dự án… đã được xử lý.
Tại TP HCM, tổ công tác đã hướng dẫn, giải đáp khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan tới 180 dự án nhà ở, khu đô thị; cùng 37 văn bản kiến nghị của doanh nghiệp và người dân.
Hiện TP đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới hàng loạt dự án. Đơn cử, dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển ICD; dự án cầu Thủ Thiêm 4, dự án Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng của Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt; khu nhà ở cán bộ công nhân viên của Công ty Hưng Thịnh Corporation…
Kết quả, TP HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu). Trong đó, có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của tổ công tác; có 39 dự án qua rà soát của địa phương.
Tại Hà Nội, tổ công tác đã giải đáp, hướng dẫn khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến 712 dự án nhà ở, khu đô thị. Cạnh đó, có 12 văn bản kiến nghị của doanh nghiệp hiện đã đề nghị UBND Hà Nội giải quyết tháo gỡ theo thẩm quyền.
Đến nay Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu), theo Bộ Xây dựng.
Qua tổng hợp các kiến nghị cho thấy hầu hết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng...
Hiện các địa phương đang tích cực giải quyết, nhưng theo Bộ Xây dựng, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn nhiều khó khăn do quá trình thực hiện nhiều dự án kéo dài.
Trong khi, một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Gỡ khó cho dự án bất động sản là cấp bách, cần chấm dứt tình trạng né trách nhiệm
Bộ Xây dựng kiến nghị cần quán triệt đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, tập trung giải quyết theo nguyên tắc “khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết; chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết”.
Bộ Xây dựng kiến nghị giảm mặt bằng lãi suất và có giải pháp để doanh nghiệp, người mua nhà được tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn; thúc đẩy gói 120.000 tỷ đồng
Tháo gỡ về thủ tục đầu tư dự án; đánh giá về khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, kiểm soát huy động vốn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh đầu cơ, thao túng, thổi giá… cũng là vấn đề Bộ Xây dựng kiến nghị.
Các địa phương cần nêu cao vai trò người đứng đầu, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm. Rà soát, lập danh mục các dự án bất động sản có khó khăn, vướng mắc; đánh giá cụ thể, lý do, nguyên nhân khó khăn, vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương