Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm gì để gỡ “nút thắt” về bất động sản?

Ngọc Phó

Thứ năm, 13/07/2023 - 06:35

(Thanh tra)- Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam có hàng trăm dự án (DA) bất động sản, trong đó, nhiều nhất phải kể đến thị xã Điện Bàn, với hơn 100 DA đầu tư kinh doanh bất động sản…

Nhiều DA bất động sản ở thị xã Điện Bàn bị treo hàng chục năm nay. Ảnh: N.P

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, thị trường rớt giá thê thảm làm cho các DA bất động sản "đứng hình", tụt dốc, kéo theo nhiều hệ luỵ về kinh tế - xã hội tại các vùng DA và khách hàng mua bán, chuyển nhượng đất đai.

Trên tuyến đường ven biển ĐT-603B nối từ thị xã Điện Bàn đến TP Hội An, nhiều DA du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản được triển khai, nhưng nhiều năm qua bị ngừng trệ, dở dang, bỏ hoang; hạ tầng hư hỏng…

Chỉ riêng đường ĐT-603B, đoạn qua thị xã Điện Bàn, có 27 DA, nhưng chỉ có 4 DA đi vào hoạt động, 2 DA bị thu hồi và 9 DA đang triển khai nhưng vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Tuyến đường ven biển thuộc địa bàn TP Hội An và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành có nhiều DA nhà ở thương mại, khu dân cư được xây dựng gần như hoàn chỉnh, nhưng “đóng then cài chốt” nhiều năm nay.

Hàng chục DA chưa hoàn thiện hạ tầng đã hợp đồng góp vốn, nhận tiền chuyển nhượng đất nền cho khách hàng, nhưng nhiều năm không có sổ đỏ, gây khiếu kiện kéo dài, vượt cấp…

Thực hiện Công điện số 469/CĐ-TTg ngày 25/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có chỉ đạo nhiều biện pháp cụ thể: Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023, các công điện, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh; tập trung phối hợp, giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các DA bất động sản trên địa bàn.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan huy động các tổ chức, chuyên gia để định giá đất theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật; trường hợp khó khăn, vướng mắc, kịp thời có văn bản gửi Bộ TN&MT để được hướng dẫn, giải quyết.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư, đảm bảo sớm đưa đất vào sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai. Việc xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp (BQL), UBND các huyện, thị xã, TP cùng các sở, ngành liên quan tập trung rà soát, lập, thẩm định, trình phê duyệt các hồ sơ quy hoạch, đối với các quy hoạch đến nay đã quá thời hạn thì thực hiện theo Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Khẩn trương báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện các DA đầu tư xây dựng nhà ở, khu dân cư, khu đô thị; rà soát, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn thực hiện DA đầu tư xây dựng nhà ở.

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì rà soát, thống kê số lượng DA bất động sản đang triển khai; phân loại các DA đang gặp khó khăn, vướng mắc; chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng DA có vướng mắc hoặc triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.

Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể theo thẩm quyền để triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở và các quy định khác có liên quan theo trình tự rút gọn.

Tập trung xây dựng, khẩn trương phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tổng hợp các DA nhà ở thương mại mà chưa bố trí quỹ đất; tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo.

Sở Xây dựng, KH&ĐT, BQL có trách nhiệm công bố công khai và gửi cho Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Quảng Nam về danh mục các DA nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, DA cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để các ngân hàng thương mại áp dụng cho vay theo Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

UBND các địa phương tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB, tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện DA đảm bảo tiến độ.

Sở Xây dựng chủ động theo dõi, giám sát tình hình thị trường tại địa phương để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp, ổn định tình hình, giữ cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất?

Giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất?

(Thanh tra) - Đầu cơ, "tạo giá ảo", "thổi giá", khan hiếm nguồn cung… được cho là những nguyên nhân chính dẫn đến thị trường bất động sản (BĐS) tăng chóng mặt trong thời gian qua, tuy nhiên, giải pháp nào “hạ nhiệt” giá nhà đất vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Trần Quý

13:17 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm