Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Môi trường kinh doanh: Không để “ì ạch”, đứng “chót bảng mãi được”

Thứ năm, 29/12/2016 - 09:26

(Thanh tra) - Ngày 28/12, nói về cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “không thể cứ để Việt Nam trong tình trạng ì ạch mãi thế này, không để đứng chót bảng mãi được”. Các bộ, ngành, địa phương phải tích cực vào cuộc…

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, không chỉ người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để cải thiện môi trường kinh doanh

Bỏ 1 thủ tục, tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu so sánh tương quan với các nước ASEAN về môi trường kinh doanh thì để đạt được mục tiêu ở mức trung bình của ASEAN-4, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện các chỉ số cụ thể.

“Hiện nay chúng ta xếp thứ 82, để lọt vào trung bình ASEAN-6, có tính cả Singapore, thì Việt Nam phải tiến tới vị trí 56, còn nếu muốn lọt vào trung bình ASEAN-4 thì phải đứng thứ 43 trên thế giới”, Phó Thủ tướng nói. 

“Tết này không phải đi thăm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng”

Vừa qua Chính phủ đã yêu cầu địa phương không lên Trung ương chúc Tết nhưng vẫn có ý kiến lo lắng việc tặng quà cho cấp trên. Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh một lần nữa tinh thần cấp dưới không chúc Tết cấp trên, các tỉnh, thành không ra Trung ương chúc Tết.

“Tết này, xin được nói với toàn thể quốc dân đồng bào và các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành là không phải đi thăm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng nữa. Miền Nam không ra Bắc và miền Bắc cũng không đến Hà Nội”, Thủ tướng nêu rõ.

Theo lãnh đạo Chính phủ, cứ đến Tết là các địa phương lại “lo ngay ngáy, không biết mua cái gì, suy nghĩ mấy ngày đêm, không đến thì băn khoăn, đến thì thất thần khổ cực”. Ông đề nghị loại bỏ các băn khoăn trên bằng cách tổ chức Tết đơn giản, tình nghĩa, không chúc Tết, tặng quà cấp trên để “tình cảm anh em, đồng chí trọn vẹn và gần gũi với nhân dân hơn”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ xuống địa phương rất gọn nhẹ, đi ít xe, việc đón tiếp đơn giản hơn, lãnh đạo tỉnh không phải ra đầu địa giới tỉnh đón tiếp, bắt tay, chụp ảnh "mất thời gian và vất vả".

Thế nhưng, dù chính sách thuế đã cải cách cơ bản nhưng thực thi ở địa phương còn khoảng cách. Hay trong khởi sự kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp theo quy định 3 ngày, khảo sát thực tế lại lên đến 5 ngày.

"Rõ ràng mức độ vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương còn khác nhau”, Phó Thủ tướng nêu và đề nghị cần sự vào cuộc quyết liệt hơn, nhất là khâu thực hiện tại các địa phương.

Đề cập đến vai trò quan trọng của người đứng đầu trong thực hiện cải cách, Phó Thủ tướng nêu ví dụ, vừa qua Bộ trưởng Công thương đã bãi bỏ các quy định kiểm tra hàm lượng fomaldehyte trong vải, khai báo hóa chất giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp.

“Ở đây có câu chuyện rất thật là doanh nghiệp có nhiều bức xúc nhưng ngại kiến nghị, phản ánh vì sợ lộ danh tính, bị định kiến của cán bộ tại chỗ. Vì vậy, cần có cơ chế để tiếp thu kiến nghị nhưng giữ kín danh tính của doanh nghiệp ở bên dưới”, Phó Thủ tướng nói.

Năm tới, Nghị quyết 19 đưa ra mục tiêu thứ hạng cụ thể, như khởi sự kinh doanh từ vị trí 121 phải xuống 60; thủ tục cấp phép xây dựng từ 166 ngày có ngắn rút ngắn thêm 30 ngày; thời gian giải quyết tranh chấp từ 400 ngày còn 300 ngày…

Về nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết 19 đặt mục tiêu nâng thứ hạng Việt Nam theo xếp hạng của WEF từ 60 lên vị trí 50.

"Nghị quyết thực hiện tốt thì Việt Nam sẽ xếp thứ hạng cao, chắc chắn kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý thêm, không chỉ người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), có những chỉ số Việt Nam cải thiện tốt như cấp phép xây dựng đứng thứ 24 trong khu vực. Song lại có những chỉ số ở vị trí “cuối bảng”, như khởi sự kinh doanh đứng thứ 121; thuế, bảo hiểm dù đã cải tiến rất nhiều nhưng vẫn đứng 167; giải quyết tranh chấp, phá sản là 125…

“Không thể cứ để Việt Nam trong tình trạng ì ạch mãi thế này, không để đứng chót bảng mãi được”, Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tích cực vào cuộc để cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam thời gian tới.

Phải gỡ khó, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp

Về hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng cho hay, đã có nhiều tấm gương tốt tạo niềm tin cho thị trường ... nên đã đạt con số hơn 110.000 doanh nghiệp.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ, ông từng làm 5 khoá Tỉnh uỷ của địa phương nên thấy rõ, nhiều thông báo của Bí thư, Chủ tịch nhưng cấp dưới chỉ “vâng, dạ chứ có làm đâu”. Cho nên, làm sao phải nói đi đôi với làm

Tuy nhiên, ở Na-uy, Thụy Điển cứ 5 - 6 người dân đã có 1 doanh nghiệp, trong khi ở Việt Nam 150 người mới có 1 doanh nghiệp. Theo người đứng đầu Chính phủ, muốn tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công thì vấn đề doanh nghiệp, dịch vụ mạnh là quan trọng.

“Có những Bí thư Tỉnh ủy uống cà phê để gặp gỡ, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp nói chuyện nhưng phải trả tiền chứ không phải để doanh nghiệp trả. Hay có những Chủ tịch chiều thứ 6 gặp doanh nghiệp để xem vướng mắc gì. Ở đây, nếu doanh nghiệp không phát triển, không sản xuất được thì không thể tái cơ cấu, kinh tế không phát triển”, Thủ tướng nêu.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ, ông từng làm 5 khoá Tỉnh uỷ của địa phương nên thấy rõ, nhiều thông báo của Bí thư, Chủ tịch nhưng cấp dưới chỉ “vâng, dạ chứ có làm đâu”.

Qua kiểm tra của Tổ công tác, trong 10.205 nhiệm vụ đã được giao thì cơ bản đã hoàn thành... quá hạn chỉ có 182 nhiệm vụ, chiếm 2,82% thì đây là điều đáng mừng, thể hiện kỷ cương phép nước.

“Tuy nhiên, nhiều việc ở trên nói nhưng chưa chắc bên dưới đã làm tốt nên tuỳ tình hình, cấp Bộ, địa phương có thể thành lập các tổ công tác để tổ chức thực hiện cho tốt. Khâu yếu vẫn là hành đông nên làm sao nói phải đi đôi với làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhất trí cao với các nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, năm 2017, Hà Nội sẽ đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả năm kỷ cương hành chính 2017; làm tốt công tác an sinh xã hội,... Trước mắt, Hà Nội tập trung chuẩn bị đầy đủ hàng hóa để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán sắp tới.

Thủ tướng lưu ý, Hà Nội cần có giải pháp hiệu quả để giảm ùn tắc giao thông. Theo ông, một trong những nguyên nhân ùn tắc là do TP cấp phép xây dựng quá nhiều chung cư cao tầng trong nội đô.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội cần tập trung công tác phòng chống cháy nổ; cải cách hành chính...

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, TP sẽ triển khai đề án xây dựng TP thông minh, thực hiện cơ chế một cửa, cải cách hành chính; tập trung nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ phấn đấu trong trong năm 2017 sẽ thành lập mới 50.000 doanh nghiệp…

“TP sẽ huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế trong năm 2017. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh”, ông Phong nói và khẳng định, sẽ khắc phục hiệu quả các vấn đề nhân dân TP đặc biệt quan tâm như: tình trạng úng ngập, vệ sinh an toàn thực phẩm, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường...

Ngày 29/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiếp tục diễn ra Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2016.

Năm 2017, dự kiến tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ là 250.000 tỷ

Cũng tại hội nghị, trình bày Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP năm tới 6,7%, lạm phát bình quân 4% và ngân sách phải đảm bảo cả Trung ương và địa phương.

Năm tới, dự kiến tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ là 250.000 tỷ đồng, giảm so với 280.000 tỷ đồng của năm 2016. Cơ cấu trái phiếu Chính phủ có sự thay đổi tích cực khi nguồn vốn từ ngân hàng giảm, các tổ chức tài chính khác tăng, kỳ hạn tăng.

“Điều hành ngân sách cần chủ động chặt chẽ, hạn chế tối đa ban hành chính sách giảm thu, trừ những cam kết quốc tế, hạn chế ban hành chính sách tăng chi trừ trường hợp đặc biệt. Tiết kiệm chi tiêu ngân sách là quốc sách, tăng cường kỷ luật kỷ cương, kỷ luật ngân sách, thu trong nền kinh tế, chi theo khả năng, vay trong năng trả nợ. Triển khai quyết liệt giải ngân vốn đầu tư ngân sách ngay từ đầu năm 2017”, Phó Thủ tướng nói.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm