Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 03/05/2024 - 15:42
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi quy định thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa. Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Văn hóa Giáo dục và nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ việc thành lập quỹ này.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: P.Thắng
Sáng 3/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục họp phiên toàn thể thứ 7, thẩm tra Dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi.
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách
Một trong những điểm mới của của dự thảo luật là quy định về thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa tại Điều 90.
Đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Mục đích của quỹ là hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc đầu tư chưa đủ.
Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của quỹ.
Góp ý, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) tán thành với mục đích, tiêu chí thành lập quỹ.
Đại biểu rất băn khoăn khi trong quá trình thông qua nhiều luật khác, nhiều đại biểu đã có ý kiến về việc thành lập các quỹ ngoài ngân sách.
Bà Nga đề xuất, khi quy định thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa trong dự thảo luật, cần tính đến việc có huy động được nguồn lực hay không hay lại rơi vào tình trạng Quỹ Phát triển du lịch.
Bởi theo đại biểu, Quỹ Phát triển du lịch được quy định tại Luật Du lịch, sau mấy năm luật có hiệu lực không huy động được bất cứ nguồn lực nào vào quỹ.
“Tôi nhớ rằng, Quỹ Phát triển du lịch hiện nay đã được bổ sung 300 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Một quỹ ngoài ngân sách Nhà nước nhưng cuối cùng lại huy động ngân sách Nhà nước vào quỹ đấy thì có đúng với mục đích thành lập quỹ hay không? Điều này chúng ta cần cân nhắc”, bà Nga nói.
Cân nhắc và làm rõ việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa
Thay vì quy định về Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, bà Nga cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần rà soát thật kỹ những nhiệm vụ nào cấp bách mà Nhà nước chưa bố trí được ngân sách hoặc bố trí chưa đủ thì xây dựng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa sẽ hợp lý hơn.
“Cần tổng kết những quỹ tài chính ngoài ngân sách trong các luật đã thông qua thời gian qua đã huy động nguồn lực ngoài ngân sách như thế nào, có hiệu quả hay không để tiếp tục xem xét việc thành lập quỹ khác. Còn luật nào cũng đề nghị thành lập quỹ thì hiệu quả chưa cao”, bà Nga phát biểu.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc và làm rõ hơn nữa, đánh giá lại hiệu quả nếu quy định Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa.
“Trong báo cáo giải trình chưa đủ sức thuyết phục nên cần làm rõ quỹ này hiệu quả như thế nào và đi đến đâu. Tới đây, nếu giữ lại trong dự luật sẽ đạt được mục tiêu thế nào”, bà Sang đề nghị.
Dự thảo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa Giáo dục cũng cho biết, một số ý kiến cho rằng, Nghị quyết số 792 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách yêu cầu Chính phủ rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính của một số luật.
Trong thực tế, khi thông qua một số luật, Quốc hội đã bãi bỏ một số quỹ được lập theo các luật chuyên ngành, như: Quỹ Hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; Quỹ Hỗ trợ khám chữa bệnh; Quỹ Phòng, chống tác hại rượu bia.
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục cân nhắc về việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 32, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh quy định Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam tại dự thảo luật “là rất cần thiết”.
“Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam được thành lập sẽ huy động phần đóng góp của các đối tượng hưởng lợi từ hoạt động di sản, huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa để triển khai các hoạt động bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa một cách chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế, hỗ trợ hoạt động truyền thông về di sản văn hóa trong cộng đồng...”, báo cáo nêu.
Theo dự kiến chương trình, Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ được trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7 vào cuối tháng 5 này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương