Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 22/08/2018 - 18:18
(Thanh tra) - Tỷ lệ chủ tịch UBND và người đại diện UBND các cấp không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa trong vụ án hành chính có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Lý do được đưa ra là “bận công tác”, thiếu cấp phó…
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TN
Ngày 22/8, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể lần thứ 10, cho ý kiến về dự thảo báo cáo của Đoàn Giám sát của Ủy ban về việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính (TTHC) trong giải quyết các vụ án hành chính và thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND.
Có địa phương, 100% vụ không tổ chức được đối thoại
Một trong những yêu cầu của việc ban hành Luật TTHC 2015 là tăng cường hơn nữa trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc tham gia tố tụng, giải quyết khiếu kiện của người dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Theo dự thảo báo cáo giám sát, tỷ lệ chủ tịch UBND và người đại diện UBND các cấp không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2017, tỷ lệ không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa tăng gấp 3 lần so với trước khi thực hiện Luật TTHC 2015 (năm 2015 là 10,71%; năm 2016 là 21,93%; năm 2017 là 31,69%).
Đáng chú ý, có những địa phương, sau khi Luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành, chủ tịch UBND làm văn bản ủy quyền thường xuyên cho phó chủ tịch tham gia tố tụng. Sau đó, phó chủ tịch cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên tòa nào.
Dự thảo báo cáo giám sát dẫn chứng, trong 3 năm, TAND TP Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội tham gia tố tụng. Còn tại TP Hồ Chí Minh, năm 2017 có 260/260 vụ (chiếm 100%) không tổ chức đối thoại được do Chủ tịch UBND và đại diện UBND vắng mặt tại TAND TP Hồ Chí Minh.
Lý do vắng mặt không tham gia tố tụng được UBND các địa phương nêu đều do “bận công tác” và do Luật TTHC 2015 thu hẹp phạm vi người được ủy quyền tham gia tố tụng (chỉ Phó Chủ tịch UBND) so với Luật TTHC 2010, dẫn đến khó khăn.
Qua giám sát cho thấy, tình trạng không tham gia tố tụng, không tham gia các cuộc đối thoại với công dân như trên, ngoài việc không tuân thủ pháp luật, làm kéo dài quá trình tố tụng, gây bức xúc cho người dân, còn làm mất cơ hội để chính quyền trao đổi, nắm bắt thông tin, ghi nhận nguyện vọng của công dân, từ đó kiểm tra lại quá trình ban hành quyết định hành chính cũng như việc thực hiện hành vi hành chính để có biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả vụ việc.
Khởi công, động thổ đi được, sao không đối thoại với dân?
Tại phiên họp, đánh giá cao sự thẳng thắn của Đoàn Giám sát, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng chia sẻ với các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Văn Hiệp
Theo ông Bình, mỗi năm TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có khoảng 2 nghìn vụ án hành chính, nếu ngày nào cũng xử 3 vụ thì phải có 3 Chủ tịch, Phó Chủ tịch ra dự tòa. Cho nên, “dù trách nhiệm bao nhiêu cũng không đủ người”.
“Ngoài trách nhiệm thì phải có sự hợp lý của luật. Nhiều đoàn ĐBQH chất vấn Chánh án TAND Tối cao như đoàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đề nghị Chánh án có nghị quyết riêng về quy định có mặt tại ra tòa của lãnh đạo TP. Chúng tôi trả lời không được vì vượt luật và sau đó đã phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa luật”, ông Bình cho biết.
Chánh án TAND Tối cao đề nghị, xem xét tính hợp lý của luật, cái gì hợp lý, cái gì không. Đặc biệt, là cơ chế giám sát trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người dân, trách nhiệm tham gia tố tụng của các chủ tịch UBND.
Trao đổi vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt câu hỏi: Có 260/260 vụ không tổ chức đối thoại được do Chủ tịch UBND và đại diện UBND vắng mặt như vậy có tôn trọng luật của Quốc hội không? Có đúng nguyên nhân do không đủ cấp phó không?
“Chẳng lẽ trong 3 năm trời ở một TP lớn không cử được một đồng chí phó nào cả? Chúng tôi xem ti vi thấy các đồng chí đi khởi công, đi động thổ, đi dự cuộc hội nghị ngành nọ, ngành kia. Sao không tham gia đối thoại được độ 10 vụ đi, cho gọi là có. Tại sao những hoạt động mang tính phong trào, khởi công, động thổ, những hoạt động khác lãnh đạo vẫn đi được?”, bà Nga nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh: “Đây là câu hỏi cử tri phản ánh với ĐBQH. Còn nói 260/260 vụ chúng tôi không thể nào cử được vì không đủ cấp phó thì có giải thích được không?”.
Có chuyện can thiệp, ngại va chạm
Một vấn đề nữa được các đại biểu thẳng thắn trao đổi là, vì sao nhiều năm nay, từ khi có án hành chính, có một đánh giá “thường trực” là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên ngại va chạm, nể nang trong xét xử, kiểm sát và thi hành loại án này.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Mai Bộ. Ảnh: quochoi.vn
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, hầu hết Viện trưởng Viện Kiểm sát và Chánh án TAND cấp tỉnh là Ủy viên (Thành ủy, Tỉnh ủy), đến khi bổ nhiệm xem xét phải xin ý kiến của Thường vụ.
“Tôi nghĩ cũng khó cho các đồng chí thật, nếu với cơ chế như hiện nay. Các đồng chí ngại là đúng thôi, thậm chí còn sợ. Tôi còn dùng thêm từ là “mong được yên thân”, ông Cương nói.
Là người có thời gian dài công tác trong ngành Tòa án, Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Mai Bộ chia sẻ, vẫn có chuyện cá nhân cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ, làm khó anh em tòa án xét xử án hành chính là có. Cho nên, “nếu không chấn chỉnh thì án hành chính vẫn cứ trì trệ mãi thế này”, ông Bộ khẳng định.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cũng cho rằng, thực tế ở các địa phương có câu chuyện các cấp ủy Đảng can thiệp sâu, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp.
“Vấn đề này chúng ta phải nói rõ ràng, Đảng không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp nhưng không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động chuyên môn của các cơ quan tư pháp”, ông Học nhấn mạnh.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà