Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỷ niệm 3 lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Nhà giáo Nhân dân

Hải Hà

Thứ hai, 22/07/2024 - 18:35

(Thanh tra) - Năm nay đã ngoài 80 tuổi, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn bắt tay, trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tổng Bí thư về thăm Đền Đô vào tháng 1/2022. Ảnh: PV

Chiều ngày 19/7/2024, trời đổ mưa và dưới bầu trời ấy hàng triệu người dân Việt Nam đã rơi lệ trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người đã dành trọn cuộc đời mình cống hiến vì nước, vì dân.

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn lặng người vì xúc động. Là người luôn vững tinh thần trước bao thử thách trong chiến tranh nhưng khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nước mắt ông trào dâng niềm tiếc thương người lãnh đạo kính mến của Đảng, của Nhân dân.

Trong cuộc đời mình, Nhà giáo Nguyễn Đức Thìn may mắn được gặp gỡ, trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 3 lần. Đến bây giờ, mặc dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng những hình ảnh, kỷ niệm sâu sắc về Tổng Bí thư vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông.

Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn nhớ nhất là lần được ngồi cạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên thuyền Rồng, lướt sóng Hồ Tây vào ngày 20/3/2000, trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khi ấy, Tổng Bí thư đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Với nụ cười hiền cùng giọng nói ấm áp, Tổng Bí thư hỏi tôi: “Chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều việc Hà Nội và cả nước cùng làm, nhà giáo có sáng kiến gì để truyền cảm mạnh mẽ hào khí Thăng Long?”.

Khi ấy, tôi thật bất ngờ và hạnh phúc khi cảm nhận được ở vị lãnh đạo sự gần dân, lắng nghe tiếng nói của Nhân dân. Tôi thưa với Tổng Bí thư: “Hà Nội cùng toàn Đảng, toàn dân ta tin tưởng thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước với tinh thần hứng khởi trong từng việc cụ thể, đoàn kết vinh danh hào khí Thăng Long, vinh danh danh thời đại Hồ Chí Minh…”, thầy giáo Nguyễn Đức Thìn nhớ lại.

Những cảm xúc trong lần được ngồi cạnh, trò chuyện với Tổng Bí thư ùa về khiến thầy giáo Thìn rưng rưng nước mắt.

Ông tiếp tục câu chuyện: Lần thứ hai, tôi được gặp Tổng Bí thư là vào tháng 1/2009. Lúc đó, Tổng Bí thư là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Ông về Đền Đô dâng hương, thăm các hạng mục công trình.

Tại lần gặp đó, thầy giáo Thìn vinh dự được là người dẫn chương trình, giới thiệu từng hạng mục công trình Đền Đô. Trước Bia lịch sử “Cổ Pháp điện tạo bi” do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn dựng năm 1605, tôi giới thiệu tóm tắt nội dung và nói: “Năm 1952, khi chiếm đóng Đình Bảng, phá hủy Đền Đô, giặc Pháp đã dùng bia này làm bia bắn bia. Sau đó, quân dân Đình Bảng đã chiến đấu chiến thắng giải phóng quê hương. Năm 1989, khi khởi công xây dựng lại Đền Đô, tấm bia dẫu mang trên mình nhiều vết thương chiến tranh, nhưng vẫn được đặt đúng vào vị trí cũ để hôm nay và mai sau con cháu chúng ta hiểu rằng quê hương, đất nước đã phải trải qua bao hy sinh, mất mát để các thế hệ sau biết trân trọng lịch sử, biết yêu thương và sống có trách nhiệm, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp về thăm Đền Đô vào tháng 1/2022. Ảnh: PV

Khi ấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe xong đã nói: “Cảm ơn các cụ và Nhân dân Đình Bảng chủ động phục dựng Đền Đô, làm biểu tượng của hào khí Thăng Long, hạ tầng đặc biệt để phát huy nội lực”.

Sau đó, Tổng Bí thư vào phòng khách, nói chuyện với lãnh đạo xã Đình Bảng cùng các cụ trong Ban Quản lý Đền Đô. Tổng Bí thư nói: “Cảm ơn các cụ đã cơm nhà, việc Đền, cùng Nhân dân và Nhà nước làm nên kỳ tích Đền Đô thiêng hương khói, ấm nhân tình”.

“Đền Đô là một địa chỉ nổi tiếng không chỉ riêng trong nước mà còn cả với nước ngoài. Những sự tích và những đám mây ở đây rất là xúc động, rất linh thiêng. Báo hiệu một cái gì đó vừa lung linh trong truyền thống của dân tộc mình, vừa sáng chói các triển vọng của non sông đất nước ta. Thể hiện bề sâu và sự bền vững văn hóa Việt Nam ta. Tôi tin chắc đây sẽ là một địa chỉ, địa danh chứng minh với thế giới rằng lịch sử Việt Nam đã có mấy nghìn đời rồi và chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn trong cái nền văn hóa Việt Nam…”, thầy giáo Thìn nhắc lại lời của Tổng Bí thư.

Đồng thời bày tỏ: “Những câu nói ân cần, chân tình, ấm áp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến sâu thẳm trái tim người nghe”. Cũng trong lần thăm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng các cụ trong Ban Quản lý Đền Đô trồng cây đa lưu niệm bên hồ Bán Nguyệt trước cửa Rồng.

Lần gần đây nhất, nhà giáo Thìn được gặp đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị là Tổng Bí thư đến thăm Đền Đô vào tháng 1/2022. Khi ấy, thầy giáo Nguyễn Đức Thìn tiếp tục vinh dự là người dẫn chương trình, giới thiệu, thuyết minh về Di tích Lịch sử Đền Đô.

Trong không khí trang nghiêm, xúc động Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu và Nhân dân dâng hương tưởng nhớ các vị vua nhà Lý. Tổng Bí thư mong: “Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua. Đình Bảng mãi xứng đáng là quê hương phát tích Vương triều Lý, một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nơi bốn lần được Bác Hồ về thăm, căn dặn bao điều quý báu”.

Trong không khí vui vẻ đó, Tổng Bí thư đã đọc bài thơ “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính “Hôm qua, em đi tỉnh về …”. Khi ấy, tôi nghĩ ngay rằng: “Tổng Bí thư đang nhắc nhở mọi người giữ nếp quê, tình người, trân quý hương đồng gió nội”.

Nhân sự kiện đó, tôi đã nảy ý định viết tập thơ cảm hứng “Lục bát đất Rồng thiêng”. Sau đó, tôi đã hoàn thành bản thảo tập thơ “Lục bát đất Rồng thiêng” trong 40 ngày. Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Thanh Niên đã cùng in 4.000 cuốn.

“Tôi kịp gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúng ngày sinh nhật Bác Hồ - 19/5/2022. Trong tập thơ này có bài thơ “Cây đa bác Trọng trồng”, có trang ảnh thực: “Đa này, tay bác Trọng trồng/Mười năm xanh tốt, mênh mông tình đời”.

Vinh dự được gặp và trò chuyện cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 3 lần, Nhà giáo Nguyễn Đức Thìn xúc động: Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư đã dành cả cuộc đời mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Tổng Bí thư là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến vì hạnh phúc của Nhân dân.

“Noi gương Tổng Bí thư về tư tưởng, đạo đức, cách mạng, tôi còn sống là còn làm việc, còn cống hiến, góp phần tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị của Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị Vua triều Lý mãi xứng đáng là Di tích Quốc gia đặc biệt, là địa chỉ văn hóa, lịch sử tiêu biểu của dân tộc Việt Nam”, thầy giáo Nguyễn Đức Thìn bày tỏ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm