Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Chủ nhật, 21/07/2024 - 07:00
(Thanh tra) - “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người cực kỳ mẫu mực, là tấm gương đạo đức trong sạch, một lòng vì Đảng, vì Dân”, theo nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri TP Hà Nội. Ảnh: Đ.X
Hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, hưởng thọ 80 tuổi.
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nói: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người suốt đời hiến dâng cho đất nước, vì Đảng, vì Dân. Ông là nhà lãnh đạo thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ở mức hết sức mẫu mực và điển hình”.
Nhân cách bình dị và gần gũi
- Là cán bộ có cơ hội làm việc, tiếp xúc gần với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông thấy ấn tượng điều gì ở Tổng Bí thư?
Xét trên yêu cầu lịch sử những năm tháng vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc. Tổng Bí thư có đóng góp rất toàn diện trên các lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đến đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Đặc biệt, trong công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại những dấu ấn rất sâu đậm. Công tác này chưa bao giờ được làm mạnh mẽ, quyết liệt, liên tục như những năm vừa qua. Điều này thể hiện bằng các hoạt động, vừa tuyên truyền, vừa giáo dục, nhất là xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực nổi cộm.
Là người lãnh đạo, có hai tiêu chí để cán bộ, đảng viên nhận xét, đánh giá, học hỏi: Một là tài, hai là đức.
Về tài là những cống hiến cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tới đây, điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ có những đánh giá rất sâu sắc và đầy đủ.
Còn về đức, những người dân bình thường, nhất là những người sống gần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng cảm nhận rõ. Đó là, một người hết sức bình dị, gần gũi, thân mật và chân tình. Phong thái nhất quán đó tỏa ra từ bản chất con người Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứ không phải ông “cố làm” để được như thế.
- Ông có thể chia sẻ thêm về cuộc sống đời thường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Nhiều năm làm việc gần gũi với Tổng Bí thư nên tôi biết ông là người vô cùng giản dị. Cái kính đeo hàng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng có lẽ mấy chục năm. Hay cái cặp làm việc cũng hết sức bình dị, Tổng Bí thư dùng hết năm này qua năm khác, không thay đổi. Hay cái áo khoác, áo sơ mi từ thời tôi làm việc, đến giờ vẫn thấy Tổng Bí thư mặc.
Tôi là người tiếp nhận, bàn giao cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội vào tháng 6/2006. Sự giản dị, gần gũi trong công việc thể hiện ngay trong ngày hôm đó: Không trang hoàng, không cờ hoa, không biển hiệu, chỉ một cuộc họp Ban Thường vụ để bàn giao công việc.
Tôi tin chắc rằng, mọi suy nghĩ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tất cả cương vị công tác từ khi còn là cán bộ biên tập viên Tạp chí Cộng sản cho đến các cương vị sau này, đều một lòng, một dạ vì Đảng, vì Dân. Điều này không có ai nghi ngờ!
Một lòng, một dạ vì Đảng, vì Dân
- Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát như thế nào đối với Đảng, đất nước ta, thưa ông?
Mỗi đồng chí lãnh đạo ra đi đều là tổn thất lớn với Đảng, với tổ chức, với Nhân dân. Bởi con người ấy còn sống, còn cống hiến thì sẽ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chung.
Mặt khác, khi nhìn nhận quá trình hoạt động của một người, hay của một tổ chức, nói rộng là của một Đảng thì luôn có lớp người kế tục. Người này nghỉ thì có người khác lên thay. Đây cũng là quy luật của cuộc sống, bởi ai cũng đến lúc phải bàn giao nhiệm vụ.
Ai cũng mong muốn người sau sẽ làm tốt hơn mình. Càng là những nhà lãnh đạo có uy tín, sáng suốt thì càng mong muốn điều ấy. Và người kế nhiệm càng kính trọng người trước bao nhiêu thì càng phải làm tốt những điều người trước đã làm tốt. Đó cũng là trách nhiệm của người sau với người đi trước.
- Như ông chia sẻ, điểm nhấn đặc biệt nhất trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Vậy làm thế nào để công cuộc này tiếp tục “giữ lửa” trong giai đoạn sắp tới?
Đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để loại bỏ cái sai, cái xấu trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ là cả quá trình, được Đảng ta thực hiện liên tục, qua các thời kỳ. Có thể nói, đây là nhiệm vụ, là yêu cầu mang tính lịch sử, có ý nghĩa to lớn, sống còn đối với Đảng ta, vì vậy, không thể không tiếp tục.
Với công cuộc này, vai trò cá nhân rất quan trọng. Một người kiên định, kiên quyết, có phương pháp, quan điểm mạnh mẽ, quyết liệt sẽ khác với những người không làm được như thế.
Mặt khác, Đảng ta là Đảng có truyền thống đoàn kết, thống nhất để đưa ra những quyết định quan trọng. Các quyết định của Đảng luôn là sản phẩm trí tuệ, ý chí tập thể.
Những năm tháng qua, chúng ta thấy vị trí của Tổng Bí thư rất nổi bật, luôn là người đi đầu chỉ đạo trực tiếp các vấn đề quan trọng. Tới đây, chúng ta hy vọng người đứng đầu Đảng ta cũng như thế. Cùng với điều đó, Đảng ta luôn có một tập thể tiếp tục công việc quan trọng ấy.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực không phải là công việc ngày một, ngày hai có thể xong. Và công cuộc này không phải là ý muốn cá nhân mà là ý chí, nguyện vọng của Đảng, của cán bộ và của Nhân dân.
- Từ công việc, đến phong cách sống của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cá nhân ông học hỏi được điều gì?
Tôi là người có điều kiện làm việc gần gũi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cảm nhận nổi bật nhất, không phải chỉ riêng tôi mà ai cũng nhận thấy, Tổng Bí thư là người cực kỳ mẫu mực. Ông là tấm gương đạo đức trong sạch, một lòng vì Đảng, vì Dân. Tấm gương của ông có ảnh hưởng, lan tỏa rất lớn.
Những công việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm trong thời gian qua đủ để xã hội cảm nhận được điều ấy. Tôi tin rằng, tấm gương đạo đức của người đứng đầu Đảng có sức lan tỏa vô cùng lớn với các thế hệ sau này.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.
Hương Giang
16:19 23/11/2024(Thanh tra) - Bên cạnh yêu cầu Chính phủ có giải pháp căn cơ hạ giá bất động sản về giá trị thực phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, Quốc hội đồng thời nêu rõ, phải sớm nghiên cứu, đề xuất quy định về mức thuế cao hơn với người nhiều đất, nhà ở.
Hương Giang
16:09 23/11/2024Hương Giang
15:08 23/11/2024Hương Giang
10:45 23/11/2024Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Văn Thanh
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Chu Tuấn - Quang Danh
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang