Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/05/2019 - 07:00
(Thanh tra) - “Quá trình xây dựng luật, có thể một số bộ, ngành hoặc một số cơ quan lồng thêm nội dung có lợi cho mình. Vì thế, trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là tìm ra cái đó để khắc phục ngay trước khi thông qua, đảm bảo cho luật không mang lợi ích nhóm…”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Kỳ họp 7, QH sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày (không kể ngày nghỉ), khai mạc sáng ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 14/6.
Kỳ họp thứ 7, QH khóa XIV khai mạc trọng thể sáng ngày 20/5. Đây là kỳ họp giữa năm, QH sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, khi xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án luật khác.
Loại bỏ lợi ích cục bộ để hướng đến lợi ích chung
Vậy làm thế nào để các dự án luật bảo đảm chất lượng, có đời sống “dài hơi”? Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi (ĐBQH đoàn Thanh Hóa) khái quát, cơ quan soạn thảo có vai trò số một, đặc biệt quan trọng.
Còn vai trò của cơ quan thẩm tra cũng rất quan trọng, không kém cơ quan trình dự thảo. Bởi đây là thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể hiện trí tuệ của đại biểu.
“Quyết định của ĐBQH phải thể hiện ý chí của đại chúng, để luật pháp của chúng ta khi ra đời vừa mang tính hiện thực, nhưng cũng phải hướng tới tương lai, tránh luật có tuổi thọ thấp và phải tránh cho được tình trạng luật chưa ban hành đã có những phản ứng từ phía người chịu tác động”, ông Lợi nói.
Phân tích cụ thể vì sao “tuổi thọ” luật thấp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nêu rõ, chính là do đánh giá tác động không đầy đủ; lấy ý kiến không toàn diện và do việc xem xét khi thông qua chưa bảo đảm được lợi ích của đa số.
“Khi tranh luận, có ý kiến khác nhau mà chúng ta giải mã được thì rất tốt để chống cho được lợi ích nhóm. Điều đó rất quan trọng”, ĐBQH đoàn Thanh Hóa nói.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi
Ông thẳng thắn cho rằng, trong xây dựng luật, cơ quan soạn thảo đôi khi có yếu tố lợi ích của ngành đó, và thường người ta xây dựng luật nghiêng về phía có lợi cho cơ quan quản lý chứ không có lợi cho đối tượng chịu sự tác động.
“Vì thế, trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, các ĐBQH là tìm ra cái đó để khắc phục ngay trước khi thông qua, đảm bảo cho luật không mang lợi ích nhóm. Không để luật ra đời nhằm phục vụ cho cơ quan quản lý mà phải giải quyết mối quan hệ xã hội, tức là bảo đảm lợi ích của đối tượng chịu sự tác động của luật”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhấn mạnh.
“Pháp luật nào cũng phải bảo đảm lợi ích của các bên, lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích của người lao động. Nghĩa là phải loại bỏ lợi ích cục bộ để hướng đến lợi ích chung”, ông Lợi lưu ý.
Tuy nhiên, theo nhận định của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội thì không có luật nào đáp ứng được 100% đối tượng vì “rõ ràng có những đối tượng muốn giữ lợi ích của người ta”.
“Luật nào thông qua mà đảm bảo được lợi ích của đối tượng điều chỉnh từ 70% trở lên thì luật mới có chất lượng và tỷ lệ đó càng cao thì luật càng có chất lượng”, ông Lợi chốt lại.
Giải quyết loạt vấn đề bức xúc dân sinh
Không chỉ tập trung thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, kỳ họp QH cũng diễn ra trong bối cảnh có nhiều vấn đề bức xúc dân sinh cần được giải quyết, khắc phục.
ĐBQH Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đồng Tháp cho hay, ông thu thập được nhiều tiếng nói, nguyện vọng của cử tri và đã tập hợp, gửi Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để gửi tới QH.
ĐBQH Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đồng Tháp
“Qua các lần tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy vấn đề nóng hổi nhất hiện nay là giá điện. Cử chi băn khoăn trước việc điều chỉnh giá vừa qua, rồi mức tính điện bậc thang như vậy đã hợp lý chưa? Việc tăng giá điện tác động như thế nào đến các mặt hàng khác? Hay tình trạng xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phải có giải pháp gì để ngăn ngừa tình trạng này?
Đặc biệt, việc gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT năm 2018, dù đã qua gần một năm rồi, nhưng giải quyết vẫn chưa được như mong muốn. Giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng gian lận không xảy? Rồi một bộ phận không nhỏ người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng chất kích thích gây tai nạn giao thông, thiệt hại rất lớn về người và của…”, ông Hòa nêu.
Theo ĐBQH đoàn Đồng Tháp, loạt vấn đề “nóng” này cần được thảo luận để đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Nhất là, nó lại gắn liền với những dự án luật mà QH đang bàn như Luật Giáo dục sửa đổi, Luật Phòng chống tác hại rượu bia…
“Làm sao để luật đi vào cuộc sống, có hiệu lực thì phải có tuổi thọ lâu dài, chứ không phải thông qua rồi lại thấy còn gì thiếu thiếu, lại muốn sửa”, ông Hòa nói và dẫn chứng như Bộ Luật Hình sự vừa ban hành chỉ có tội dâm ô với người dưới 16 tuổi nên không xử được hình sự hành vi dâm ô trong thang máy (do người bị hại đã 20 tuổi) mà chỉ xử phạt hành chính với mức rất nhẹ, làm dư luận và nhân dân vô cùng bức xúc.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, ĐBQH càng phải công tâm, khách quan, phát huy trí tuệ, tham gia đóng góp xây dựng luật, để khi thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết sẽ ăn sâu vào đời sống của người dân, sâu sát với người dân và tuổi thọ của luật phải được kéo dài.
Tuần đầu, QH sẽ thảo luận kết quả kiểm điểm trách nhiệm quản lý tài sản công
Trước phiên khai mạc, các ĐBQH đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; họp phiên trù bị thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp; nghe báo cáo về việc cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XIV đối với ông Lê Đình Nhường thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình.
Theo dự kiến chương trình, sau phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, QH nghe các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; những tháng đầu năm 2019.
Chiều cùng ngày, QH sẽ nghe các báo cáo liên quan đến quyết toàn ngân sách Nhà nước năm 2017; việc bổ sung danh mục dự án mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách, đầu tư công kết hợp sẽ được QH thảo luận tại tổ trong ngày 22/5. Đáng chú ý, tại phiên họp tổ này, các ĐBQH sẽ thảo luận cả nội dung về việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Cũng trong tuần đầu (từ ngày 20/5-24/5), QH thảo luận tại hội trường cho ý kiến 6 dự án luật gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Đầu tư công; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Kiến trúc.
Cùng với đó, nghe tờ trình, thẩm tra 2 dự án luật khác là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà