Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 06/08/2020 - 18:30
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nêu rõ, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải thực hiện có kết quả kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn; chú ý xử lý sau thanh tra để thu lại tài sản. Nếu không thực hiện thì xác định rõ đây là trách nhiệm của lãnh đạo đương nhiệm, chứ không phải tiền nhiệm.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình
Ngày 6/8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Cổ phần hoá, thoái vốn đều chậm
Theo báo cáo, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước đã cổ phần hóa 175 doanh nghiệp với quy mô vốn Nhà nước được xác định lại đạt 207.145 tỷ đồng. Cùng với đó, thoái vốn 25.166 tỷ đồng tại 92 doanh nghiệp, thu về 171.844 tỷ đồng (gấp 6,8 lần giá trị sổ sách).
Tổng số tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ năm 2016 đến nay đạt khoảng 218.012 tỷ đồng, gấp 2,79 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011-2015 (khoảng 78.000 tỷ).
Số tiền chuyển ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội đạt 211.500/250.000 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch của cả giai đoạn 2016 - 2020.
Song tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm. Theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cổ phần hoá, thoái vốn mới đạt lần lượt là 28,3% và 26,4% so với kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân chậm trễ, theo phản ánh của các bộ, ngành, địa phương là do rà soát phương án sắp xếp, xử lý nhà đất, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn, nhiều quy trình, thủ tục, thời gian kéo dài do pháp lý đất đai phức tạp.
Đặc biệt, việc xác định lợi thế giá trị quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hằng năm, định giá thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị văn hoá, lịch sử… để xác định giá khởi điểm khi thoái vốn còn nhiều cách hiểu còn khác nhau, dẫn đến lúng túng, không thống nhất khi thực hiện…
Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình còn thẳng thắn chỉ ra, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm. Nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hoá mới sắp xếp, xử lý đất đai.
“Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn, vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện, chưa xem xét đúng trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp thực hiện chậm cổ phần hoá”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.
Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn năm nay.
Bộ Tài chính được giao khẩn trương trình Chính phủ đề xuất xây dựng nghị định về quản lý sử dụng nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; công khai, xử lý trách nhiệm trong việc chậm, không thực hiện.
“Làm rõ tình trạng nghị định được ban hành nhiều, có văn bản trùng lắp, có văn bản đã quy định rõ ràng nhưng khi thực hiện thì các bộ, ngành, doanh nghiệp vẫn nói chồng chéo. Vừa qua, Thường trực Chính phủ đã làm rõ là nhiều vấn đề hiểu không đúng, dẫn đến lòng vòng”, Phó Thủ tướng gay gắt.
Theo ông, bộ chủ quản phải hiểu cho đúng để hướng dẫn các tập đoàn, tổng công ty thực hiện nghiêm túc, không để chậm trễ, kéo dài.
“Trong vấn đề này, ngoài việc pháp luật chồng chéo cũng có nguyên nhân do tinh thần trách nhiệm không cao, nên để xảy ra chậm trễ, kéo dài”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Nghiên cứu phương án xử lý nhà, đất
Phó Thủ tướng giao UBND Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì phải đẩy nhanh tiến độ việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất; cho ý kiến, phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hoá trực thuộc, có đất đai trên địa bàn. Đồng thời, chú ý xử lý sau thanh tra tại 2 TP này để thu lại tài sản theo kết luận của thanh tra.
“Nếu không thực hiện thì xác định rõ đây là trách nhiệm của lãnh đạo đương nhiệm, chứ không phải tiền nhiệm”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các quy định về đất đai trong cổ phần hoá, thoái vốn để có hướng dẫn, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong công tác này.
Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các tổng công ty: Xi măng Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và Đô thị theo kế hoạch.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xử lý tài chính, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp theo hướng giao một cơ quan phân loại đất đai thuộc sở hữu của các doanh nghiệp. Đất nào không còn sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tập trung về một đầu mối để có giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương