Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 06/12/2021 - 18:36
(Thanh tra) - “Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, vững chắc, niềm tin người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là bạn bè quốc tế tiếp tục được giữ vững, tăng cường và củng cố”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc
Diễn đàn Cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số” là sự kiện lớn do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 6/12.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, vững chắc
Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, khó lường, Việt Nam chọn cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể; chiến thắng đại dịch là chiến thắng của toàn dân nên đã mang lại hiệu quả.
“Khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, vững chắc, niềm tin người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là bạn bè quốc tế tiếp tục được giữ vững, tăng cường và củng cố”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Chỉ ra những thách thức khác như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… theo Thủ tướng, cùng với dịch bệnh COVID-19, đây là những vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi quốc gia và mọi người dân.
Do đó, cần phải có tư duy và cách tiếp cận toàn cầu, mang tính bao trùm, tổng thể, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới. “Trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta cần có tầm nhìn, hành động và cách làm đặc biệt, phù hợp, linh hoạt”, Thủ tướng nói.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng dành thời gian nói về những định hướng của Việt Nam trong thời gian tới. Đó là, đang tập trung xây dựng Chương trình Tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
“Hai chương trình này song song, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, làm tốt cái này, mới làm tốt cái kia”, Thủ tướng nêu.
Về Chương trình Tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng nêu một số định hướng lớn như tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất; có kế hoạch bảo đảm vaccine và thuốc điều trị.
Việt Nam đặt mục tiêu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2 cho người trên 18 tuổi, tích cực tiêm mũi 3 và tiêm cho người từ 12 tuổi, đồng thời nghiên cứu, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi.
Còn Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết một số trụ cột như tập trung nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; xây dựng hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện thể chế; phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển…
Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng
“Trong quá trình hồi phục hay phát triển thì nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài có tính chất quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng nói rõ, nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người, thiên thiên, và truyền thống văn hóa - lịch sử với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất của dân tộc. Còn ngoại lực gồm công nghệ, vốn, năng lực quản trị và đào tạo nguồn nhân lực…
Với quan điểm lấy con người là trung tâm, chủ thể, động lực cho mục tiêu sự phát triển, theo người đứng đầu Chính phủ, cần phát huy hài hòa kinh tế, văn hóa với tinh thần muốn phát triển chuyển đổi số, công nghệ số thì phải có xã hội số, công dân số.
Do vậy, sẽ tập trung tháo gỡ những nút thắt; hoàn thiện thể chế, những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng giao thông, viễn thông…
“Bảo đảm điện và sóng cho các vùng sâu, vùng xa dù khó mấy cũng phải làm. Trách nhiệm không chỉ Chính phủ mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan, địa phương, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Không có điện và sóng thì không có chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, công dân số…”, Thủ tướng nói.
Nhiệm vụ quan trọng nữa được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
“Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất”, Thủ tướng phát biểu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương